Luận án TS: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai

Luận án TS Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai tập trung vào nghiên cứu 2 lĩnh vực chính là: cảnh quan nhân tạo: Bao gồm các vật thể kiến trúc (CTKT: NƠTT, công trình tín ngưỡng, văn hóa, nghệ thuật, quảng cáo, HTKT v.v.); cảnh quan thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố địa hình, mặt nước, cây xanh v.v.

Luận án TS: Quản lý kiến trúc cảnh quan thôn bản truyền thống phục vụ phát triển du lịch ở tỉnh Lào Cai

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam. Hiện nay ngành Du lịch được nhiều các quốc gia và vùng miền lãnh thổ trên thế giới xây dựng chiến lược PTDL là ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực để phát triển của các quốc gia, trong đó có nước ta. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng lượng khách cao nhất thế giới là 9,0% hằng năm, so với nhiều nước tăng trưởng trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương là 7,0% và chung của thế giới là 4,0%.[97]

1.2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong các hoạt động quản lý KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ PTDL bền vững ở tỉnh Lào Cai

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý KTCQ thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉnh Lào Cai, bao gồm cả ba phương diện quản lý việc tạo dựng KTCQ, bảo tồn KTCQ và quản lý việc khai thác sử dụng KTCQ thôn bản phục vụ nhu cầu PTDL ở tỉnh Lào Cai

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin số liệu

Phương pháp phân tích xử lý thông tin tư liệu

Phương pháp thống kê, so sánh

Phương pháp dự báo

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về quản lý KTCQ các thôn bản truyền thống ở tỉnh Lào Cai

Tổng quan quản lý KTCQ thôn bản truyền thống trên thế giới và ở Việt Nam.

Khái quát về quản lý KTCQ thôn, bản truyền thống tỉnh Lào Cai

Thực trạng PTDL ở tỉnh Lào Cai

Tổng quan các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài

Các vấn đề trọng tâm cần nghiên cứu giải quyết

2.2 Cơ sở khoa học của quản lý KTCQ các thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉnh Lào Cai

Cơ sở lý luận về kiến trúc và quản lý KTCQ

Cơ sở pháp lý về quản lý KTCQ thôn bản

Các yếu tố tác động đến quản lý KTCQ thôn bản

Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý

2.3 Giải pháp quản lý KTCQ các thôn bản truyền thống phục vụ PTDL ở tỉnh Lào Cai

Quan điểm, mục tiêu

Nguyên tắc quản lý

Đề xuất giải pháp quản lý KTCQ TBTT ở tỉnh Lào Cai

Giải pháp quản lý KTCQ thôn Lao Chải, xã Y Tý

Bàn luận về các kết quả nghiên cứu

3. Kết luận

Du lịch đã và đang là ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cũng ở Việt Nam. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, là một trong những điểm du lịch của Quốc gia, nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với đặc trưng là KTCQ của các thôn bản truyền thống hiện hữu độc đáo, hấp dẫn, giàu BSVH truyền thống của 25 dân tộc anh em đã được hình thành hàng trăm năm, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để hình thành và phát triển loại hình du lịch thôn bản với sản phẩm du lịch “về nguồn tìm hiểu BSVH, cội nguồn các dân tộc” thông qua các hình thái KTCQ TBTT. Song hiện nay việc khai thác và quản lý KTCQ tại các TBTT này còn bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, làm mất dần BSVH, giá trị kiến trúc truyền thống, cảnh quan độc đáo, hấp dẫn của TBTT, làm ảnh hưởng đến tiềm năng loại hình du lịch này và tồn hại đến PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lào Cai như Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đề ra

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác đặc trưng sông, hồ, trong tổ chức cảnh quan đô thị Hà Nội, luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Nguyễn Tuấn Anh (2012), Khai thác hệ thống sông nội thành Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc sư Việt Nam 201/2012

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận án TS kiến trúc- xây dựng trên-

Ngày:05/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM