Thông tư 07/2020/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính đối với cơ quan VN ở nước ngoài
Thông tư số 07/2020/TT-BTC quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với cơ quan Việt Nam ở nước ngoài do bộ trưởng ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2020. Mời các bạn cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
BỘ TÀI CHÍNH ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- |
Số: 07/2020/TT-BTC | Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2020 |
THÔNG TƯ
THÔNG TƯ QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN ĐỐI VỚI CƠ QUAN VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 18 tháng 6 năm 2009 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại;
Căn cứ Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công ở Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chế độ quản lý tài chính, tài sản đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành dự toán, chế độ quản lý thu, chi ngân sách nhà nước đối với các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu và quản lý tài sản công đối với Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; quản lý, sử dụng số thu phí được để lại; hướng dẫn thực hiện một số chế độ đối với thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại và Nghị định số 08/2019/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại, gồm:
a) Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế tiếp nhận thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế theo quy định của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Luật Cơ quan đại diện).
b) Cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài không thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thuộc các Bộ, cơ quan trung ương hưởng kinh phí từ ngân sách nhà nước cấp hoặc từ nguồn thu của ngân sách nhà nước được để lại chi theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước cấp, từ nguồn thu phí trong lĩnh vực ngoại giao được để lại và từ nguồn thu của ngân sách nhà nước được giữ lại để chi theo quy định của pháp luật tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Tổ chức thu, nộp ngân sách nhà nước
1. Thu phí và lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao:
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu, nộp, quản lý và sử dụng các nguồn thu theo quy định tại Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực ngoại giao áp dụng tại các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và quy định tại Thông tư này.
Việc kê khai phí, lệ phí do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thu thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.
2. Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật:
Các khoản thu khác phát sinh tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được quản lý thu, nộp và sử dụng như sau:
a) Đối với các khoản thu hoàn thuế giá trị gia tăng: Các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng 100% để hoàn trả kinh phí cơ quan, hạch toán giảm chi các tiểu mục chi tương ứng nếu được hoàn trả cùng niên độ. Trường hợp được hoàn trả khác niên độ (sau ngày 31/1 năm sau) thực hiện như sau:
- Nếu chi từ nguồn kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ thì được sử dụng 100% để hoàn trả kinh phí cơ quan, hạch toán giảm chi các tiểu mục chi tương ứng.
- Nếu chi từ nguồn kinh phí giao không thực hiện chế độ tự chủ thì nộp vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (sau đây viết tắt là Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước).
b) Đối với thu lãi tiền gửi ngân hàng; thu từ các tổ chức, cá nhân bồi thường khi tài sản của cơ quan bị thiệt hại: Nộp 100% vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước.
c) Đối với các khoản thu hoạt động dịch vụ nhà khách, phòng trọ, cho thuê nhà có thời hạn đối với các tổ chức, cá nhân: Số tiền thu được sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh phục vụ trực tiếp cho các hoạt động thu, nếu còn chênh lệch thu lớn hơn chi nộp toàn bộ vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước hàng tháng, trước ngày 10 tháng sau tháng phát sinh khoản thu.
d) Đối với các khoản tiền tài trợ các hoạt động, sự kiện của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài của các tổ chức cá nhân: Sau khi thực hiện chi theo các cam kết tài trợ (nếu có) hoặc các hoạt động, sự kiện được tài trợ, phần kinh phí còn dư (nếu có) nộp vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước.
3. Tiền thu được từ bán trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà riêng Đại sứ; thanh lý nhà, công trình và tài sản khác thuộc trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, nhà ở, nhà riêng Đại sứ; bán, thanh lý ô tô, phương tiện vận tải khác; thanh lý máy móc, thiết bị và các tài sản khác nộp vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước sau khi trừ các chi phí liên quan.
4. Quản lý Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước:
a) Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước là một bộ phận của Quỹ Ngân sách nhà nước, được hình thành từ các nguồn thu của ngân sách nhà nước phát sinh tại các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, gồm số tiền thu được từ phí, lệ phí và các khoản thu phải nộp ngân sách nhà nước khác theo quy định.
b) Các khoản thu của ngân sách nhà nước phát sinh tại Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài phải nộp kịp thời vào Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được sử dụng Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước để đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí chi đầu tư xây dựng cơ bản theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức rút kinh phí theo kế hoạch, tiến độ thực hiện và tối đa không vượt quá dự toán ngân sách nhà nước được giao và trong phạm vi số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước.
c) Loại tiền thu chi Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước: Đô la Mỹ hoặc tiền địa phương theo quy định của pháp luật nước sở tại.
d) Chế độ báo cáo số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước:
- Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo Bộ Ngoại giao số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước theo biểu mẫu số 1a; Bộ Ngoại giao tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính theo biểu mẫu số 1b.
- Thời hạn Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi báo cáo về Bộ Ngoại giao:
+ Báo cáo hàng tháng: Trước ngày 10 tháng sau,
+ Báo cáo hàng quý: Trước ngày 15 tháng đầu của quý sau.
+ Báo cáo hàng năm: Trước ngày 25/1 năm sau.
- Thời hạn Bộ Ngoại giao tổng hợp, gửi báo cáo về Bộ Tài chính:
+ Báo cáo hàng tháng: Trước ngày 20 tháng sau.
+ Báo cáo hàng quý: Trước ngày 20 tháng đầu của quý sau.
+ Báo cáo hàng năm: Trước ngày 31/1 năm sau.
e) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước quý trên 20.000 USD hoặc tương đương, có trách nhiệm chuyển toàn bộ số dư về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước hàng quý trước ngày 30 tháng đầu của quý sau. Đối với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có số dư quý Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước từ 20.000 USD hoặc tương đương trở xuống, có trách nhiệm chuyển số dư sang quý sau theo dõi.
Đối với số phát sinh Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước quý IV đến hết ngày 20 tháng 12 và số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước quý III chuyển sang (nếu có), Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chuyển về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trước ngày 25 tháng 12 năm thực hiện. Số thu phát sinh sau ngày 20 tháng 12, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng hợp vào số thu và nộp vào ngân sách nhà nước quý I năm sau.
Đối với các địa bàn khó khăn trong việc chuyển ngoại tệ hoặc chuyển tiền ra nước ngoài, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm chuyển số dư Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước về Quỹ Ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước tại Kho bạc Nhà nước trước ngày 25 tháng 12 năm thực hiện.
Căn cứ tình hình thực tế của các địa bàn, Bộ Ngoại giao quy định danh mục các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài khó khăn trong việc chuyển ngoại tệ, thông báo đến các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và Kho bạc Nhà nước để thực hiện. Hàng năm, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục này cho phù hợp với tình hình thực tế.
f) Người đứng đầu Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chịu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản thu, chi Quỹ Tạm giữ ngân sách nhà nước đúng quy định. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm kiểm tra và báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật.
Điều 4. Quản lý và sử dụng số thu phí được để lại
Việc quản lý, sử dụng số thu phí được để lại thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại, thời gian áp dụng theo quy định của Nghị định số 117/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động đối ngoại. Thông tư này hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Bộ Ngoại giao được sử dụng số thu phí được để lại chi theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23 tháng 8 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phí và lệ phí, Thông tư số 264/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật, số thu phí được để lại không phản ánh vào ngân sách nhà nước.
2. Số tiền thu phí được để lại sau khi trừ đi số đã chi theo quy định tại khoản 1 Điều này, số còn lại được phân phối sử dụng như sau:
a) Trích tối thiểu 1/3 (một phần ba) để chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản; đổi mới thiết bị; hiện đại hóa công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ và các khoản chi phục vụ hoạt động của ngành ngoại giao.
b) Trích tối đa 2/3 (hai phần ba) để chi bổ sung tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Mức hỗ trợ:
Căn cứ số thu được để lại và tình hình thực tế tại từng địa bàn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định mức hỗ trợ cụ thể đối với thành viên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Cơ quan đại diện; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong nước thuộc Bộ Ngoại giao và cán bộ, nhân viên của các Cơ quan Việt Nam khác ở nước ngoài, đảm bảo tổng mức hỗ trợ theo nguyên tắc sau:
a) Đối với thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài, tổng mức hỗ trợ không vượt quá 0,8 (không phẩy tám) lần tổng mức sinh hoạt phí được hưởng theo quy định của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
b) Đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong nước thuộc Bộ Ngoại giao: Mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 0,8 (không phẩy tám) lần tổng mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ theo quy định.
4. Trường hợp sau khi đã giải quyết hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại Khoản 3 Điều này mà vẫn còn đủ nguồn để hỗ trợ thêm cho đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định hỗ trợ thêm tối đa 0,2 (không phẩy hai) lần tổng mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ hoặc sinh hoạt phí thực hiện.
5. Mức chi hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định tại Khoản 3 và khoản 4 Điều này và khoản chi bổ sung thu nhập của từ nguồn kinh phí tiết kiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ của các cơ quan trong nước thuộc Bộ Ngoại giao, tổng hợp lại tối đa không quá 01 (một) lần sinh hoạt phí thực hiện trong năm đối với thành viên Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và tổng mức lương theo ngạch, bậc, chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Ngoại giao làm việc trong nước.
6. Trường hợp số tiền thu phí trong lĩnh vực ngoại giao giảm thì mức hỗ trợ cho thành viên Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong nước thuộc Bộ Ngoại giao cũng giảm tương ứng, ngân sách nhà nước không cấp bù.
7. Bộ Ngoại giao ban hành Quy chế quản lý và sử dụng số tiền thu phí trong lĩnh vực ngoại giao được để lại cho Bộ Ngoại giao phù hợp với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng phí được để lại trong lĩnh vực ngoại giao và quy định tại Thông tư này.
8. Sau khi quyết toán thu, chi đúng chế độ, số tiền phí trong lĩnh vực ngoại giao được để lại chưa chi trong năm được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định tại Thông tư này.
9. Đối với việc quản lý và sử dụng số thu phí được để lại quy định tại Điều này từ năm 2021 thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng phí, lệ phí đối với cơ quan hành chính nhà nước phù hợp với Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
Điều 5. Chi đầu tư xây dựng, mua sắm trụ sở, nhà ở của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
1. Đối với các dự án đầu tư xây dựng trụ sở, nhà ở của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện và quản lý theo quy định tại Chương III Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Cơ quan đại diện sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản hướng dẫn.
2. Đối với các dự án đầu tư mua sắm trụ sở, nhà ở của các Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 166/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản công ở Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài; Chương III Nghị định số 104/2018/NĐ-CP ngày 8 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Cơ quan đại diện sửa đổi, bổ sung năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thực hiện, sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Điều 6. Nguồn kinh phí hoạt động của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài
Kinh phí hoạt động của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài gồm:
1. Ngân sách nhà nước cấp nhằm đảm bảo các hoạt động thường xuyên, hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao của Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.
2. Các khoản thu phí, các khoản thu hợp pháp khác được để lại theo quy định của pháp luật hiện hành.
--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung của Thông tư số 07/2020/TT - BTC ---
Tham khảo thêm
- doc Thông tư số 26/2020/TT-BTC về việc sửa đổi quy chế quản lý tài chính đối với ngân hàng phát triển Việt Nam
- doc Thông tư số 26/2019/TT-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cấp, sử dụng phát hành thẻ ngân hàng
- doc Thông tư 32/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 19/2013/TT-NHNN
- doc Thông tư 07/2020/TT-NHNN quy định hoạt động in, đúc tiền của ngân hàng nhà nước Việt Nam
- doc Thông tư 111/2018/TT-BTC hướng dẫn phát hành và thanh toán công cụ nợ
- doc Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về kiểm soát kiểm toán nội bộ NHNN Việt Nam
- doc Thông tư số 20/2020/TT-BTC quy định chế độ tài chính đối với bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
- doc Thông tư 36/2019/TT-NHNN quy định quản lý sử dụng quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- doc Thông tư 38/2019/TT-NHNN quy định về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản
- doc Thông tư 38/2020/TT-BTC bãi bỏ một số văn bản do bộ trưởng bộ tài chính ban hành
- doc Thông tư 39/2018/TT-NHNN hướng dẫn về thành lập và hoạt động của ngân hàng nhà nước VN
- doc Thông tư 25/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung thông tư số 40/2011/TT-NHNN
- doc Thông tư số 33/2019/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung thông tư số 34/2013/TT-NHNN
- doc Thông tư 12/2011/TT-NHNN về dịch vụ chứng thực chữ ký số của ngân hàng nhà nước
- doc Thông tư 61/2017/TT-BTC về tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ
- doc Thông tư 64/2019/TT-BTC quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước
- doc Thông tư số 77/2017/TT-BTC về ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước
- doc Thông tư 39/2020/TT-BTC về sửa đổi báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
- doc Thông tư 85/2018/TT-BTC về công tác giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế
- doc Thông tư 90/2018/TT-BTC về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách
- doc Dự thảo thông tư việc ủy thác và nhận ủy trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán