Hợp đồng kinh tế
Mục lục nội dung
1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
2. Đặc điểm của loại hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng có những đặc điểm đặc trưng như:
Phải có một bên ký kết là pháp nhân.
Chẳng hạn như: Pháp nhân ký kết với pháp nhân/Pháp nhân ký kết với cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp.
Mục đích ký kết là để kinh doanh.
Hình thức ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch.
Nguyên tắc ký kết dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng.
Có các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, chẳng hạn:
- Thế chấp.
- Cầm cố.
- Bảo lãnh.
- Đặt cọc.
- Ký cược.
- Ký quỹ.
- Bảo lưu quyền sở hữu.
- Tín chấp.
- Cầm giữ tài sản.
3. Nội dung của hợp đồng kinh tế
Nội dung phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin sau:
- Ngày, tháng, năm ký hợp đồng.
- Tên, địa chỉ, số tài khoản và ngân hàng giao dịch.
- Họ, tên người đại diện đăng ký kinh doanh.
- Đối tượng giao dịch.
- Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ...
- Giá cả.
- Bảo hành.
- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận.
- Phương thức thanh toán.
- Trách nhiệm.
- Thời hạn có hiệu lực.
- Các biện pháp bảo đảm thực hiện.
4. Căn cứ để ký kết hợp đồng là gì?
Các căn cứ để ký kết hợp đồng kinh tế bao gồm:
- Định hướng kế hoạch của Nhà nước.
- Các chính sách, chế độ, các chuẩn mức kinh tế - kỹ thuật hiện hành.
- Nhu cầu thị trường.
- Đơn đặt hàng, đơn chào hàng.
- Khả năng phát triển sản xuất kinh doanh.
- Chức năng hoạt động kinh tế.
- Tính hợp pháp của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Khả năng bảo đảm về tài sản của bên cùng ký hợp đồng.
5. Những loại hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế có thể phân chia theo tính chất thỏa thuận, giao dịch; cụ thể như sau:
Các loại hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
Hợp đồng xuất khẩu.
Hợp đồng nhập khẩu.
Hợp đồng chuyển khẩu...
Các loại hợp đồng cung cấp dịch vụ:
Hợp đồng xúc tiến thương mại.
Hợp đồng dịch vụ tài chính.
Hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng du lịch...
Các loại hợp đồng đầu tư:
Hợp đồng liên doanh.
Hợp đồng góp vốn.
Hợp đồng hợp tác.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn...
Các loại hợp đồng mang tính đặc thù:
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp.
Hợp đồng chuyển nhượng dự án...
Khi tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế, cần chú ý đến tính chất của thỏa thuận, giao dịch để đưa ra những quy định về quyền lợi và trách nhiệm phù hợp.
6. Hợp đồng kinh tế nào bị coi là vô hiệu
Hợp đồng kinh tế bị coi là vô hiệu trong một số trường hợp:
- Nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.
- Một trong các bên tham gia không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Một trong các bên tham gia không đúng thẩm quyền của mình hoặc có hành vi lừa đảo.
- Có sự tuyên bố vô hiệu của Trọng tài kinh tế.
7. Hợp đồng vô hiệu được xử lý như thế nào?
Tùy theo từng trường hợp mà hợp đồng vô hiệu sẽ được xử lý khác nhau nhưng vẫn dựa trên yếu tố tiến độ thực hiện; cụ thể như sau:
Nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì không được phép thực hiện.
Nếu hợp đồng đã được thực hiện một phần thì không được tiếp tục thực hiện và sẽ bị xử lý về tài sản theo quy định pháp luật.
Nếu hợp đồng đã được thực hiện xong thì các bên sẽ bị xử lý tài sản. Hoạt động xử lý tài sản được tiến hành như sau:
- Hoàn trả tất cả tài sản đã nhận; nếu tài sản đó không bị tịch thu theo quy định của pháp luật.
- Tài sản bất hợp pháp phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
- Thiệt hại phát sinh, các bên phải chịu.
8. Phân biệt hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự
Hợp đồng kinh tế
Chủ thể tham gia: pháp nhân, thương nhân, các cá nhân có đăng ký kinh doanh hợp pháp, các bên có liên quan.
Bản chất: kinh doanh lợi nhuận, kiểm soát quyền và nghĩa vụ trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại.
Hình thức: văn bản.
Hợp đồng dân sự
Chủ thể tham gia:
- Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
- Cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên có đủ tài sản riêng theo quy định của pháp luật.
- Pháp nhân.
- Hộ gia đình.
- Tổ hợp tác.
- Tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
Bản chất: phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người.
Hình thức: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể.
9. Trách nhiệm đối với việc vi phạm hợp đồng kinh tế
Theo Chương 4, Điều 29 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989 có quy định rõ như sau:
"1- Các bên phải chịu trách nhiệm tài sản trực tiếp với nhau về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng kinh tế.
2- Bên vi phạm hợp đồng phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng và trong trường hợp có thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định sau đây:
a) Mức tiền phạt vi phạm hợp đồng từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm. Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết mức tiền phạt theo loại vi phạm đối với từng loại hợp đồng kinh tế.
b) Tiền bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị số tài sản mất mát, hư hỏng, số chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra; tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra".
Hợp đồng kinh tế rất đa dạng và tương đối phức tạp, nó không chỉ đói hỏi về kiến thức, kỹ năng, mà còn kinh nghiệm đàm phán, soạn thảo và thực thi hợp đồng. Hiểu được điều đó, eLib chia sẻ đến bạn chuyên mục Hợp đồng kinh tế với những hướng dẫn cụ thể về việc lập Hợp đồng thương mại, Hợp đồng đầu tư, Hợp đồng cung cấp dịch vụ... Hi vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích hỗ trợ cho quá trình giao dịch của bạn nhằm hạn chế các tranh chấp về sau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm
- docx
Hợp đồng tư vấn lập hồ sơ mời thầu
- docx
Hợp đồng thầu phụ
- docx
Hợp đồng thi công xây dựng công trình
- rar
Hợp đồng thi công xây dựng nhà ở
- rar
Hợp đồng sửa chữa nhà ở
- rar
Hợp đồng giao nhận thầu xây lắp công trình
- docx
Hợp đồng giám sát thi công xây dựng
- docx
Hợp đồng thiết kế nội thất
- rar
Hợp đồng thi công nội thất
- rar
Hợp đồng thiết kế website