Mẫu tờ trình
Mục lục nội dung
1. Tờ trình là gì?
Tờ trình là một loại văn bản trình bày được sử dụng để để xuất với cơ quản quản lý cấp trên phê chuẩn hay xét duyệt một chủ trương hoạt động, một phương án công tác, một công trình xây dựng hoặc một giải pháp nào khác mà cơ quan viết tờ trình không thể tự quyết định được.
Ngoài ra, tờ trình cũng có thể dùng đề xuất những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách mới, các luật lệ, quy trình mới. Thông thường tờ trình được sử dụng để xin phê chuẩn những vấn đề thông thường trong điều hành và quản lý ở cơ quan như: mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động, xây dựng thêm cơ sở vật chất.
Tờ trình được sử dụng thường dành cho đối tượng là cấp dưới hay người thực hiện hành động, sự việc, trình bày nội dung sự việc đã xảy ra và xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên để thực hiện một nội dung nào đó.
Phạm vi áp dụng của tờ trình cũng khá rộng lớn: Bao gồm các công ty, tổ chức, hoặc các cơ quan chức năng. Thông dụng hiện nay, những mẫu tờ trình được dùng để gửi cho giám đốc, mẫu tờ trình giới thiệu nhân sự, hay gửi các cơ quan có thẩm quyền… đều được sử dụng những mẫu tờ trình này trong hoạt động thường ngày.
2. Công dụng của tờ trình
Tờ trình cũng như các quy phạm về văn bản pháp luật khác theo quy định chung của nhà nước có ý nghĩa thiết thực với đời sống, tác động và đảm bảo quyền lợi, sự chặt chẽ, tuân thủ đúng quy trình trong các hoạt động thực tiễn.
Điều tiết các vấn đề thực tiễn của xã hội
Khi xã hội ngày càng phát triển đa dạng, đa chiều với những mối quan hệ phức tạp, nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội đang đặt ra cho nhà nước những vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết trong quá trình quản lý và điều hành.
Nhằm thể chế hóa và đảm bảo thực hiện các chính sách
Pháp luật là biểu hiện hoạt động của các chính sách, pháp luật được ban hành có thể đưa ra các biện pháp gian tiếp, thông qua việc tạo ra hành lang pháp lý mà trong phạm vi đó, từng cá nhân đóng vai trò là động lực. Luật pháp có thể đem lại công bằng xã hội, giảm đói nghèo, tạo ra động lực cho xã hội phát triển.
Nhằm tạo ra, phân bổ, phát huy các nguồn lực nhằm phát triển kinh tế
Pháp luật có thể tạo điều kiện để tăng việc làm và thu nhập, tạo điều kiện cho các chủ sở hữu tiếp cận với các công nghệ thông tin và thị trường, với các kỹ năng về tín dụng và quản lý, qua đó giúp họ tăng năng suất lao động và tăng thu nhập.
Góp phần nhằm ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển
Cần phải phân biệt quy phạm pháp luật với các quy phạm khác, trong khi các quy phạm mang tính xã hội, dù đã được xã hội thừa nhận nhưng vẫn không được đảm bảo bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước, thì trái lại quy phạm pháp luật luôn luôn được bảo đảm bằng sức mạng của cưỡng chế nhà nước.
Làm thay đổi hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi xử sự phù hợp
Muốn tạo điều kiện cho phát triển chúng ta cần phải sử dụng pháp luật để làm thay đổi hành vi xử sự của phần lớn nhân dân, đặc biệt là các cán bộ nhà nước. Thiếu đi sự quản lý bằng pháp luật, cơ chế trách nhiệm, tính minh bạch và sự tham gia của người dân, các quyết định sẽ trở nên tùy tiện, cán bộ chính quyền sẽ sử dụng quyền lực nhà nước không phải vì lợi ích của đa số nhân dân mà là riêng cho họ.
3. Các loại tờ trình thông dụng
Một số tờ trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:
- Tờ trình nâng lương giáo viên
- Tờ trình nâng lương trước hạn
- Tờ trình nâng lương vượt khung
- Tờ trình công tác cán bộ
- Tờ trình cử nhân viên đi học
- Tờ trình chuyển đổi vị trí việc làm
- Tờ trình giải quyết thôi việc
- Tờ trình thanh toán tiền BHXH
- Tờ trình xin tuyển sinh
- Tờ trình đăng ký ngành đào tạo
- Tờ trình dạy học tiếng dân tộc
- Tờ trình xin phép đầu tư
- Tờ trình xin hỗ trợ mua máy tính
- Tờ trình cấp giấy chứng nhận
- Tờ trình chuyển mục đích sử dụng đất
- Tờ trình đề nghị điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất
- Tờ trình tổ chức hội nghị khách hàng
- Tờ trình đề nghị công nhận chi ủy
- Tờ trình đề nghị công nhận danh hiệu
- Tờ trình đề nghị công nhận cơ quan văn hóa
- Tờ trình đề nghị chuyển đảng chính thức cho đảng viên dự bị
- Tờ trình xin xác nhận trình độ sơ cấp lý luận chính trị
- Tờ trình đề nghị thanh lý nhà công vụ
- Tờ trình về việc thanh lý tài sản
- Tờ trình thành lập chi bộ
- Tờ trình xin cấp máy tính
- Tờ trình dự thảo văn bản
- Tờ trình xin giải thể
- Tờ trình chi hoa hồng
- Tờ trình sửa đổi điều lệ
- ...
4. Hướng dẫn viết tờ trình
Có rất nhiều những mẫu tờ trình khác nhau, được dùng trong những trường hợp khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, khi bạn viết tờ trình, hay thực hiện một mẫu tờ trình nào đó đều cần những nội dung cơ bản dưới đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ
- Tên tờ trình, vấn đề cần trình bày là gì
- Nội dung mẫu tờ trình, lý do viết tờ trình
- Nội dung đề xuất cùng các phương pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng nhằm xin được xét duyệt hoặc hỗ trợ kinh phí để sử dụng vào nội dung hoặc vấn đề nào khác.
- Mong muốn cấp trên, hay đơn vị được đề cập đáp ứng được mong muốn, nguyện vọng. Hoặc bạn có thể trình bày được yêu cầu cần phê chuẩn, chẳng hạn việc đưa ra xin lựa chọn một trong những phương án để cấp trên duyệt một cách dễ dàng hơn.
- Chữ ký, cam kết của người trình bày.
Cần viết tờ trình như thế nào để đúng và chuẩn cũng là điều được nhiều người quan tâm. Khi bạn viết tờ trình cần nắm được những nội dung cũng như yêu cầu cơ bản khi soạn thảo, bố cục văn bản hành chính.
Bạn cần lưu ý đến một số yêu cầu dưới đây để viết được mẫu tờ trình đúng chuẩn:
- Bố cục trình bày hợp lý
- Ngôn ngữ, văn phong thống nhất, dễ hiểu, đơn nghĩa.
- Thông tin chính xác, thuyết phục, cụ thể và rõ ràng.
- Có thể định kèm những tài liệu tham khảo để tăng độ tin tưởng và thuyết phục cho vấn đề cần trình bày.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về tờ trình mà eLib muốn chia sẻ. Đồng thời nêu ra một số những lưu ý, cũng như kỹ thuật viết tờ trình hợp lý và chính xác. Hi vọng rằng đây sẽ là những thông tin cần thiết và hữu ích giúp bạn viết tờ trình đáp ứng đúng nội dung đã yêu cầu. Mời các bạn cùng tham khảo.
Tham khảo thêm
- docx
Hướng dẫn cách viết tờ trình
- docx
Lưu ý khi viết tờ trình
- docx
Những mẫu tờ trình thông dụng
- docx
Mẫu tờ trình xin kinh phí
- docx
Mẫu tờ trình xin bổ sung nhân sự
- docx
Mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng
- docx
Mẫu tờ trình bổ nhiệm
- doc
Mẫu tờ trình phê duyệt
- docx
Mẫu tờ trình thẩm định
- docx
30 loại mẫu tờ trình phổ biến