Mẫu tờ trình điều động cán bộ mới nhất
Để viết được Tờ trình điều động cán bộ có khả năng được xét duyệt cao nhất, hãy tham khảo bài viết Mẫu tờ trình điều động cán bộ mới nhất dưới đây các bạn sẽ nắm được khái niệm, cách viết tờ trình điều động cán bộ cũng như một số lưu ý khi viết tờ trình và tham khảo những mẫu tờ trình được eLib chia sẽ dưới đây nhé.
Mục lục nội dung
1. Tờ trình điều động cán bộ là gì?
Mẫu tờ trình điều động nhân sự là biểu mẫu tờ trình được lập ra với mục đích trình bày về việc điều động nhân sự của các cơ quan doanh nghiệp được chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác.
2. Tờ trình điều động cán bộ được sử dụng khi nào?
Điều động cán bộ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, công ty, cơ quan hay tổ chức nào đó, có thể được xem là điều động thêm một số lượng nhân viên hay cá nhân người lao động nào đó, có thể là lao động đã từng làm công việc ấy ở một đơn vị khác hay cũng có thể chưa từng làm qua. Tuy nhiên, trong bất cứ trường hợp nào khi doanh nghiệp, công ty, tổ chức cho nhu cầu điều động nhân sự thì phải làm tờ trình điều động cán bộ.
Tờ trình điều động nhân sự chính là cơ sở, căn cứ để biết được doanh nghiệp cần bao nhiêu nhân sự, mục đích và nguyên nhân, lý do dẫn đến việc điều động nhân sự. Điều động nhân sự có thể xảy ra ở cả cơ quan Nhà nước lẫn doanh nghiệp tư nhân. Điều động nhân sự có nghĩa là điều động cán bộ.
3. Cách viết tờ trình điều động cán bộ
Mục “Tên đơn vị”: cá nhân, bộ phận thực hiện lập tờ trình điền tên gọi đầy đủ của cơ quan thực hiện điều động.
Mục ngày tháng năm: cá nhân, bộ phận thực hiện viết ra thời gian cũng như thời điểm lập tờ trình.
Mục “Kính gửi” và “Căn cứ”: cá nhân, bộ phận thực hiện lập tờ trình dựa theo cơ sở thực tế và các dữ liệu có liên quan để điền vào.
Mục (I): cá nhân, bộ phận lập tờ trình điền rõ ràng, chính xác tên gọi của nhân sự được điều động (1); viết chính xác tên gọi các phòng, ban, đơn vị mà nhân sự được điều động đang làm việc (2); ghi rõ ràng, chính xác thời gian cơ quan, đơn vị dự định sẽ điều động nhân sự (3); tổng hợp và thống kế các khoản thu nhập hiện tại của nhân sự được điều động và khoản thu nhập có thể đề xuất nếu có (4).
Mục (II): cá nhân, bộ phận thực hiện lập tờ trình viết chính xác, cẩn thận lý do mà cơ quan, đơn vị muốn đề xuất điều động nhân sự.
Mục (III): cá nhân, bộ phận thực hiện lập tờ trình phải nêu rõ, chính xác, cụ thể các nhiệm vụ được phân công cho cá nhân nhân sự được điều động khi đến công tác phải chấp hành.
4. Lưu ý khi điều động, điều chỉnh cán bộ
Về công tác điều động nhân sự: trong trường hợp doanh nghiệp, công ty, cơ quan, tổ chức có nhu cầu tăng thêm nhân sự lao động để phục vụ tốt hay hoàn thành sớm các mục tiêu đúng hạn, hay các lý do chính đáng khác.
Về công tác điều chỉnh nhân sự: trong các trường hợp đã được quy định cụ thể sau đây thì doanh nghiệp, cơ quan, công ty, tổ chức mới có quyền điều chỉnh nhân sự, bao gồm: hỏa hoạn, thiên tai, khắc phục TNLĐ, dịch bệnh ô nhiễm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, bệnh nghề nghiệp, nhu cầu sản xuất, phân phối, kinh doanh, sự cố về điện nước,... Thời hạn điều chỉnh, luân chuyển nhân sự làm các việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động là không được vượt quá 2 tháng cộng dồn một năm, trừ khi nhân sự là cá nhân người lao động đồng ý.
5. Mẫu tờ trình điều động cán bộ tham khảo
Bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Mẫu tờ trình điều động cán bộ mới nhất!
Tham khảo thêm
- docx Những mẫu tờ trình thông dụng nhất hiện nay
- docx Tổng hợp các mẫu tờ trình xin kinh phí 2020 mới nhất
- docx Mẫu tờ trình xin bổ sung nhân sự mới nhất
- docx Những mẫu tờ trình đề nghị khen thưởng phổ biến nhất
- docx Mẫu tờ trình bổ nhiệm phổ biến nhất hiện nay
- doc 10+ mẫu tờ trình phê duyệt thông dụng
- docx Những mẫu tờ trình thẩm định hot nhất hiện nay
- docx Tổng hợp 30 loại mẫu tờ trình phổ biến