10 đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019 có đáp án

Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 môn GDCD 10. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 1

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Câu 1: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?

A. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.

B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.

D. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.

Câu 2: Câu nói “Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của Triết học?

A. Vật chất quyết định ý thức. 

B. Vật chất có trước ý thức.

C. Quan niệm của con người về thế giới.

D. Cách thức đạt được mục đích đề ra.

Câu 3: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển?

A. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.      

B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.

C. Vì số lượng môn học nhiều hơn.                                     

D. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một mối quan hệ.

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.

D. một phương pháp.

Câu 5: Năm nay, em Trần Văn An đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m68 nặng 56 kg. Theo quan điểm Triết học, lượng của em An là gì?

A. Học lớp 10.

B. Học 13 môn.

C. Yêu thích môn thể dục.

D. Cao 1m68, nặng 56kg.

Câu 6: Theo quan điểm Triết học, phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra như thế nào?

A. Do sự phát triển của bản thân sự vật hiện tượng.                

B. Do mong muốn chủ quan của con người.

C. Do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài sự vật hiện tượng. 

D. Do sức mạnh vốn có của giới tự nhiên.

Câu 7: “Việc vận dụng tri thức vào thực tiễn có tác dụng bổ sung hoàn thiện nhận thức chưa đầy đủ”, thể hiện 

A. thực tiễn là mục đích của nhận thức.

B. thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí.

C. thực tiễn là cơ sở của nhận thức.

D. thực tiễn là động lực của nhận thức.

Câu 8: Câu tục ngữ nào sau đây không nói về vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức?

A. Cái khó ló cái khôn.

B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

C. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.

D. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.

II. PHẦN TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm): Bạn Hùng là một học sinh thông minh nhưng lười họC. Đến gần kì thi vào cấp THPT mà Hùng vẫn mải mê đi chơi không học bài. Thấy vậy, Bình khuyên Hùng nên tập trung vào việc ôn thi nhưng Hùng cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới đỗ vào cấp THPT.

a) Suy nghĩ và biểu hiện của Hùng thuộc thế giới quan nào? Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Hùng?

b) Vận dụng kiến thức đã học em hãy đưa ra lời khuyên với Hùng.

Câu 10 (2,0 điểm): Trong lớp 10A có hai bạn B và C có tính cách trái ngược nhau. Hai bạn này nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn nhiều lúc dẫn đến cãi cọ, to tiếng, thậm chí đánh nhau.

a) Theo em mẫu thuẫn trên của hai bạn có phải là mâu thuẫn Triết học không? Vì sao?

b) Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu như thế nào?

Câu 11 (1,5 điểm): “Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”.

a) Theo em, câu nói trên thể hiện vai trò gì của vận động đối với thế giới vật chất?

b) Vì sao mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động?

Câu 12 (2,5 điểm): Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.

a) Câu nói trên thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

b) Chúng ta đã vận dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nguyên lí giáo dục nào? Hãy liên hệ với quá trình học tập của bản thân em.

---------- HẾT ----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

ĐÁP ÁN

A. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

1B; 2A; 3D; 4C; 5D; 6A; 7B; 8A

B. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 9: 

Bạn Hùng là một học sinh thông minh nhưng lười học. Đến gần kì thi vào cấp 3 mà Hùng vẫn mải mê đi chơi không học bài. Thấy vậy, Bình khuyên Hùng nên tập trung vào việc ôn thi nhưng Hùng cho rằng việc thi cử là do vận may quyết định, không nhất thiết phải học giỏi mới đỗ vào cấp 3.

Suy nghĩ và biểu hiện của Hùng thuộc thế giới quan nào? Em có nhận xét gì về suy nghĩ của Hùng?

Vận dụng kiến thức đã học em hãy đưa ra lời khuyên với Hùng. (2đ)

Suy nghĩ của Hùng thuộc thế giới quan duy tâm. (0,5đ)

Nhận xét về suy nghĩ của Hùng: Suy nghĩ trên không đúng đắn và phù hợp với chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nếu Hùng cứ suy nghĩ và lười học ham chơi thì sẽ kéo lùi sự phát triển của bản thân. Dù bạn có thông minh nhưng nếu không nỗ lực cố gắng học tập thì cũng không đạt được kết quả cao trong thi cử. (0,75đ)

Lời khuyên: Việc học tập là một quá trình lâu dài và thi là phản ánh kết quả học tập, không phải may rủi. Một người lười học thì không thể có vận may kiến thức đến mới mình một cách tự nhiên được. (0.75đ)

Câu 10: 

Trong lớp 10A có hai bạn B và C có tính cách trái ngược nhau, hai bạn này nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn nhiều lúc dẫn đến cãi cọ, to tiếng thậm chí đánh nhau.

Theo em mẫu thuẫn trên của hai bạn có phải là mâu thuẫn Triết học không? Vì sao?

Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu như thế nào? (2đ)

Mâu thuẫn của bạn A và bạn B không phải là mâu thuẫn Triết học mà chỉ là mâu thuẫn thông thường. (0.5đ)

Vì đâu là trạng thái xung đột, chống đối nhau của 2 cá thể mà mâu thuẫn Triết học phải nằm trong một chỉnh thể. (0.5đ)

Theo Triết học Mác- Lê nin mâu thuẫn được hiểu là: Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau. (1đ)

Câu 11: 

“Trái Đất này chỉ tồn tại khi tự quay quanh trục của nó và quay xung quanh mặt trời”.

Theo em, câu nói trên thể hiện vai trò gì của vận động đối với thế giới vật chất?

Vì sao mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động? (1.5đ)

Câu nói trên thể hiện: Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất. (0.5đ)

Mọi sự vật luôn luôn vận động do: Chỉ có bằng vận động và thông qua vận động mà sự vật hiện tượng tồn tại được và thể hiện được đặc tính của mình. (1đ)

Câu 12: 

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Lí luận mà không liên hệ với thực tiễn là lí luận suông”.

Câu nói trên thể hiện vai trò gì của thực tiễn đối với nhận thức?

Chúng ta đã vận dụng câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nguyên lí giáo dục nào?

Hãy liên hệ với quá trình học tập của bản thân em. (2.5đ)

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện vai trò của thực tiễn đối với nhận thức là: Thực tiễn là mục đích của nhận thức. (0.5đ)

Chúng ta đã vận dụng vào nguyên lí giáo dục là: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà  trường gắn liền với xã hội. (1đ)

Liên hệ với bản thân.

Kết hợp học lí thuyết với thực hành, không coi nhẹ giờ thực hành. (0.25đ)

Luôn vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. (0.25đ)

Ví dụ thực tế. (0.5đ)

.............HẾT ............

2. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 2

TRƯỜNG THPT QUẢNG NAM

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Những sự vật hiện tượng nào sau đây được coi là mặt đối lập của mâu thuẫn?

A. Dài ngắn                                                             B.  Cao thấp.

C. Đồng hóa và dị hóa.                                            D. Tròn và vuông.

Câu 2: Mâu thuẫn chỉ được giải quyết bằng cách

A. điều hòa các mặt đối lập.                                B. đấu tranh giữa các mặt đối lập.

C. kết hợp các mặt đối lập.                                 D. thống nhất giữa các mặt đối lập.

Câu 3: Mặt đối lập của mâu thuẫn là những khuynh hướng, tính chất, đặc điểm mà trong quá trình vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng, chúng phát triển theo những chiều hướng

A. khác nhau.                                                            B. trái ngược nhau.

C. xung đột nhau                                                      D. ngược chiều nhau.

Câu 4:  Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. chưa có sự biến đổi nào xảy ra.

B. sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật.

C. sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng.

Câu 5:  Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật và hiện tượng được gọi là

A. độ.                         B. lượng.                                C. bước nhảy.         D. điểm nút.

Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải

A. tạo ra sự biến đổi về lượng.                                  B. tích lũy dần dần về chất.

C. tạo ra chất mới tương ứng.                                   D. làm cho chất mới ra đời.

Câu 7:  Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do

A. sự phát triển của sự vật, hiện tượng.

B. sự tác động từ bên ngoài.

C. sự tác động từ bên trong.

D. sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng.

Câu 8: Câu tục ngữ nào dưới đây là đúng khi nói về phủ định siêu hình?

A. Tre già măng mọc.                                           B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

C. Con hơn cha là nhà có phúc.                             D. Có mới nới cũ.

Câu 9: Sự phủ định diễn ra do sự can thiệp, tác động từ bên ngoài hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật, hiện tượng là phủ định

A. tự nhiên.                         B. siêu hình.                     C. biện chứng.      D. xã hội.

Câu 10: Phủ định biện chứng là sự phủ định diễn ra do đâu?

A. Sự tác động của ngoại cảnh.    

B. Sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng.

C. Sự tác động của con người.

D. Sự tác động thường xuyên của sự vật, hiện tượng.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 3

TRƯỜNG THPT NGÔ TẤT TỐ

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Triết học nghiên cứu những vấn đề

A. chung của thế giới                   B. lớn của thế giới

C. chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.       D. lớn nhất của thế giới.

Câu 2: Triết học Mác-Lê Nin cho rằng, vận động là mọi sự

A. thay đổi nói chung.               B. biến đổi nói chung. 

C.phát triển nói chung.             D. đứng im nói chung.

Câu 3: Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật, hiện tượng trong

A. giới tự nhiên và tư duy

B. thế giới khách quan và xã hội.

C. đời sống xã hội và tư duy.

D. giới tự nhiên và đời sống xã hội.

Câu 4: TheoTriết học Mác-Lê Nin, mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập

A. vừa xung đột, vừa bài trừ nhau.

B. vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau.

C. vừa liên hệ, vừa đấu tranh với nhau.

D. vừa chuyển hóa, vừa đấu tranh với nhau.

Câu 5: Trong một chỉnh thể, hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau, Triết học gọi đó là

A. mâu thuẫn        B. xung đột        C.phát triển.     D. vận động.

Câu 6: Những thuộc tính cơ bản, vốn có, tiêu biểu của sự vật, hiện tượng, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác là khái niệm chỉ

A. lượng        B. chất         C. độ        D. điểm nút.

Câu 7: Khái niệm dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng biểu thị trình độ phát triển, quy mô, tốc độ vận động của sự vật, hiện tượng là

A. bước nhảy        B. chất         C. lượng.      D. điểm nút.

Câu 8: Sự phủ định diễn ra do sự phát triển của bản thân sự vật, hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng cũ để phát triển sự vật, hiện tượng mới là phủ định

A. biện chứng        B. siêu hình      C.khách quan.       D. chủ quan.

Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thuộc kiến thức Triết học?

A. Thế giới tồn tại khách quan

B. Mọi sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động

C. Giới tự nhiên là cái có sẵn.

D. Kim loại có tính dẫn điện.

Câu 10: Sự biến đổi của công cụ lao động từ đồ đá đến kim loại thuộc hình thức vận động nào dưới đây?

A. Cơ học           B. Vật lí        C. Hóa học        D. Xã hội.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1:  Theo quy luật phủ định của phủ định, con đường phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo chiều hướng nào?

A. Đường tròn khép kín                                          B. Đường xoáy ốc đi lên

C. Đường Parabol                                                    D. Đường thẳng đi lên

Câu 2: Nhận thức lí tính đem lại cho con người những hiểu biết về:

A. Đặc điểm bên ngoài sự vật, hiện tượng              B. Bản chất bên trong sự vật, hiện tượng

C. Đặc điểm cơ bản của sự vật, hiện tượng             D. Đặc điểm không cơ bản của sự vật, hiện tượng.

Câu3: Con người quan sát mặt trời, từ đó chế tạo các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời điều này thể hiện vai trò nào dưới đây của thực tiễn đối với nhận thức?

A. Tiêu chuẩn của chân lí. B. Động lực của nhận thức.

C. Cơ sở của nhận thức.  D. Mục đích của nhận thức.

Câu 4: Thế giới vật chất có mấy hình thức vận động cơ bản?

A. 6.    B. 3.    C. 4.    D. 5.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 5

TRƯỜNG THPT VĨNH PHÚC

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Triết học nghiên cứu nội dung nào sau đây?

A. Nghiên cứu một bộ phận, một lĩnh vực riêng biệt nào đó của thế giới.

B. Nghiên cứu những vấn đề chung nhất, phổ biến nhất của thế giới.

C. Nghiên cứu mọi hiện tượng chung nhất của giới tự nhiên và xã hội.

D. Nghiên cứu mọi sự thay đổi của giới tự nhiên.

Câu 2: Câu nói “Có thực mới vực được đạo” thể hiện nội dung nào của Triết học?

A. Vật chất quyết định ý thức.   

B. Vật chất có trước ý thức.

C. Quan niệm của con người về thế giới.          

D. Cách thức đạt được mục đích đề ra.

Câu 3: Vì sao một học sinh chuyển từ cấp THCS lên cấp THPT lại được coi là một sự phát triển?

A. Vì có sự di chuyển địa điểm học ở 2 nơi khác nhau.      

B. Vì có sự thay đổi về giáo viên dạy.

C. Vì số lượng môn học nhiều hơn.                                     

D. Vì có sự thay đổi về mặt trí tuệ, nhận thức.

Câu 4: Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là

A. một mối quan hệ.

B. một phạm trù.

C. một chỉnh thể.

D. một phương pháp.

Câu 5: Năm nay, em Trần Văn An đang học lớp 10. Em học 13 môn học. Em yêu thích nhất môn Thể dục, do thường xuyên luyện tập nên hiện nay em đã cao 1m68 nặng 56 kg. Theo quan điểm Triết học, lượng của em An là gì?

A. Học lớp 10. 

B. Học 13 môn. 

C. Yêu thích môn thể dục.

D. Cao 1m68, nặng 56kg.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 6

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN GDCD 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: (3 điểm)

Thế nào là thống nhất giữa các mặt đối lập? Lấy một số ví dụ để thấy được chính sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 7

Trường: THPT Hòa Bình

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

8. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 8

Trường: THPT Hưng Hóa

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

9. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 9

Trường: THPT Gia Lai

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

10. Đề thi HK1 môn GDCD 10 số 10

Trường: THPT Quảng Ngãi

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2019-2020

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

  • Tham khảo thêm

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM