10 đề thi Học kì 1 môn Vật Lý 10 năm 2020 có đáp án
Bộ 10 đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý lớp 10 năm học 2020 - 2021 dưới đây đã được eLib tổng hợp từ các trường THPT khác nhau trên cả nước. Mời các em học sinh cùng tham khảo. Chúc các em có một kỳ thi đạt kết quả cao!
Mục lục nội dung
1. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 1
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1 (2 điểm)
a) Thế nào là sự rơi tự do ? Cho ví dụ
b) Nếu các đặc điểm cảu sự rơi tự do
c) Viết công thức tính vận tốc và quãng đường của sự rơi tự do
Câu 2 (3 điểm)
Phương trình chuyển động của một vật chuyển động thẳng là:
x = 80t2 + 50t + 10 (cm; s)
a) Tìm gia tốc của chuyển động
b) Tìm vận tốc cyar vật lúc t = 1 s
c) Tính quãng đường đi được của vật sau 3s tính từ thời điểm ban đầu
Câu 3 (3 điểm)
Một vật có khối lượng m = 2kg nằm trên một mặt phẳng nằm ngang, tác dụng vào vật lực theo phương ngang và có độ lớn F = 3N, làm vật chuyển động. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là μ1=0,1. Lấy g = 10 m/s2.
a) Hãy phân tích tất cả các lực tác dụng lên vật và tính gia tốc của chuyển động
b) Tính vận tốc của vật sau 30s kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
Câu 4 (2 điểm)
Một thanh chắn đường dài 7,8 m có khối lượng 219 N, có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay linh động quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm cân bằng theo phương ngang ?
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. (2 điểm)
- Sự rơi tự do là sự rơi chỉ tác dụng của trọng lực.
Ví dụ: Sự rơi của các vật nặng trong không khí
- Những đặc điểm của sự rơi tự do:
+ Phương thẳng đứng (phương dây dọi)
+ Chiều từ trên xuống dưới
+ Là chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Công thức tính vận tốc và quãng đường:
v=gt; s=1/2gt2
Câu 2. (3 điểm)
a) (1 điểm). Phương trình chuyển động tổng quát:
\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm;{\mkern 1mu} s} \right)\)
Suy ra: a/2=80
Vậy: a=160 cm/s2
b) (1 điểm). Từ phương trình chuyển động suy ra công thức vận tốc:
v = 50 + 160t (cm/s; s)
Thay số: v = 50 + 160.1 = 210 cm/s
c) (1 điểm). Từ phương trình chuyển độn suy ra công thức tính đường đi:
s = 50t +80t2 (cm; s)
Thay số: s = 50.3 + 80.32 = 870 cm.
Câu 3. (3 điểm)
a) Vật chịu tác dụng của bốn lực: \(\vec P,{\mkern 1mu} \vec N,{\mkern 1mu} \vec F,{\mkern 1mu} {\vec F_{mst}}\) như hình vẽ:
Định luật II Niu – tơn:
\(\vec P + \vec N + \vec F + {\vec F_{mst}} = m\vec a\)
Chiếu lên phương chuyển động:
F – Fmst = ma
Suy ra:
\(a = \frac{F}{m} - {\mu _t}g\)
Thay số ta có: a = 0,5 m/s2
b) Áp dụng công thức: v = v0 + at
Thay số ta có: v = 15 m/s
Câu 4. (2 điểm)
Chọn trục quay trùng với trục nằm ngang
- Áp dụng quy tắc momen ta có:
\(\begin{array}{l} {M_{\vec P}} = {M_{\vec F}}\\ \Leftrightarrow P{d_1} = F{d_2} \end{array}\)
(d1; d2 lần lượt là cánh tay đòn của trọng lực và lực tác dụng )
\(\Rightarrow F = \frac{{P{d_1}}}{{P{d_2}}}\)
- Tính các cánh tay đòn:
d1 = 1,5 – 1,2 = 0,3 m
d2 = 7,8 – 1,5 = 6,3 m
Thay số vào ta có:
\(F = \frac{{210.0,3}}{{6,3}} = 10{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} N\)
2. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 2
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT YÊN PHONG
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: (3 điểm)
- Phát biểu định luật 3 Newton. Viết biểu thức, giải thích các đại lượng có trong biểu thức?
- Nêu đặc điểm lực và phản lực?
- Một vật khối lượng m đặt đứng yên trên sàn nằm ngang. Biểu diễn lực tác dụng lên vật và sàn? Chỉ rõ cặp lực cân bằng và cặp lực trực đối?
Câu 2: (3 điểm)
Một vật thả rơi tự do từ độ cao 80m xuống đất tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10m/s2.
a, Tính thời gian vật rơi cho tới khi chạm đất.
b, Tính vận tốc của vật khi chạm đất.
c, Tính quãng đường vật rơi trong 1 giây cuối trước khi chạm đất.
Câu 3: (4 điểm)
Một vật khối lượng m = 10kg bắt đầu chuyển động trên mặt sàn nằm ngang dưới tác dụng của lực kéo có giá song song với mặt sàn và có độ lớn bằng 10N. Cho biết hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là μ = 0,05. Lấy g = 10m/s2.
a, Tìm gia tốc?
b, Tìm thời gian và vận tốc của vật sau khi đi được 4m?
c, Sau 4m chuyển động ở trên lực kéo đột ngột mất tác dụng. Tìm quãng đường lớn nhất mà vật đi được kể từ lúc vật bắt đầu chuyển động cho tới khi dừng lại?
---Nội dung phần lời giải của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---
3. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 3
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT TÔN ĐỨC THẮNG
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm). Chọn đáp án đúng
Câu 1. Chuyển động của một vật là sự thay đổi
A. vị trí của vật đó so với vật làm mốc theo thời gian
B. hình dạng của vật đố so với một vật khác
C. hình dạng của vật đó theo thời gian
D. vị trí và hình dạng của vật đó theo thời gian
Câu 2. Nếu lấy mốc thời gian là lúc 3 giờ 15 phút thì kim phút đuổi kịp kim giờ sau ít nhất là
A. 10 phút
B. 11 hút 35 giây
C. 12 phút 16,36 giây
D. 12 phút 30 giây
Câu 3. Vật nào có thể chuyển động thẳng đều ?
A. hòn bi lăn trên máng nghiêng
B. xe đạp đi trên đoạn đường nằm ngang
C. piittong chạy đai, chạy lại trong xi lanh
D. hòn đá nhỏ được ném thẳng đứng lên cao
Câu 4. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at, thì
A. v luôn hướng dương
B. a luôn hướng dương
C. a luôn luôn cùng dấu với v
D. a luôn luôn ngược dấu với v
Câu 5. Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB. Tốc độ của xe đạp trên nửa quãng đường đầu là 12 km/h và trên nửa quãng đường sau là 18 km/h. Tốc độ trung bình của xe đạp trên cả quãng đường AB là
A. 6 km/h B. 15 km/h
C. 14,4 km/h D. 30 km/h
Câu 6. Câu nào dưới đây nói về chuyển động thẳng biến đổi đều là không đúng ?
A. vận tốc tức thời của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm dần theo thời gian.
B. gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn có độ lớn không đổi
C. gia tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn cùng phương, chiều với vận tốc
D. quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng biến đổi đều luôn được tính theo công thức s = vtbt, với vtb là tốc độ trung bình của vật
Câu 7. Một ô tô đang chuyển động với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều. Khi dừng lại, ô tô đã chạy thêm được 100 m. Gia tốc a của ô tô là
A. -0,5 m/s2
B. 0,2 m/s2
C.- 0,2 m/s2
D. 0,5 m/s2
Câu 8. Chuyển độn tròn đều không có đặc điểm nào sau đây ?
A. quỹ đạo là đường tròn
B. véc tơ vận tốc dài không đổi
C. tốc độ góc không đổi
D. véc tơ gia tốc luôn hương vào tâm
Câu 9. Trái Đất quay một vòng quanh trục của nó mất 24 giờ. Vận tốc góc của Trái Đất đối với trục quay của nó là
A. 7,27.10-4 rad/s
B. 7,27.10-5 rad/s
C. 6,20.10-6 rad/s
D. 5,42.10-5 rad/s
Câu 10. Một hành khách ngồi trong toa tàu H, nhìn qua cửa số thấy toa tàu N bên cạnh và gạch lát sân đều đang chuyển đọng như nhau. So với mặt đất thì
A. tàu H đứng yên, tàu N chạy
B. Tàu H chạy, tàu N đứng yên
C. cả hai tàu đều chạy
D. cả hai tàu đứng yên
---Nội dung tiếp theo của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---
4. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 4
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT THANH BÌNH
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 : Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là
A. lực.
B. trọng lượng.
C. vận tốc.
D. khối lượng.
Câu 2 : Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là M,R,G. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là
\(\begin{array}{l} A.g = \frac{F}{{{R^2}}}\\ B.g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\\ C.g = \frac{{GM}}{R}\\ D.g = \frac{M}{{{R^2}}} \end{array}\)
Câu 3 : Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
B. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
C. Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
D. Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
Câu 4 : Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều
A. hướng vào tâm quỹ đạo.
B. Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
C. ngược hướng với véc tơ vận tốc.x
D. Hướng ra xa tâm quỹ dao.
Câu 5 : Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton
A. không bằng nhau về độ lớn.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá.
D. tác dụng vào cùng một vật.
---Còn tiếp---
5. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 5
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1. (2,0 điểm)
- Chuyển động thẳng biến đổi đều là gì? (1,0 điểm)
- Một chiếc xe đang chuyển động thẳng chận dần đều trên đường nằm ngang, em hãy vẽ vectơ vận tốc và vectơ gia tốc của xe. (1,0 điểm)
Câu 2. (2,0 điểm)
- Hãy nêu điểm khác nhau giữa cặp (hai) lực trực đối cân bằng và cặp (hai) lực trực đối không cân bằng. (1,0 điểm)
- Chống đẩy hay hít đất là một bài tập thể dục thông thường được thực hiện bằng cách nâng cao và hạ thấp cơ thể trong tư thế nằm sấp bằng cách sử dụng cánh tay (hình 1). Xét 3 lực: (1) Trọng lực tác dụng lên người, (2) Áp lực của người tác dụng lên sàn và (3) Phản lực do sàn tác dụng lên người. Em hãy chỉ ra cặp lực trực đối cân bằng và cặp lực trực đối không cân bằng. (1,0 điểm)
---Còn tiếp---
6. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 6
ĐỀ THI HK1 LỚP 10
TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC
NĂM HỌC: 2020 - 2021
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Đơn vị của động lượng bằng
A. N/s. B. N.s. C. N.m. D. N.m/s.
Câu 2: Điều nào sau đây sai khi nói về động lượng?
A. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và tốc độ của vật.
B. Trong hệ kín, động lượng của hệ được bảo toàn.
C. Động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng và bình phương vận tốc.
D. Động lượng của một vật là một đại lượng véc tơ.
Câu 3: Chọn câu phát biểu sai?
A. Động lượng là một đại lượng véctơ
B. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật
C. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương
D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương
Câu 4: Chọn câu phát biểu đúng nhất?
A. Véc tơ động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ được bảo toàn.
C. Véc tơ động lượng toàn phần của hệ kín được bảo toàn.
D. Động lượng của hệ kín được bảo toàn.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ thì động lượng của hệ được bảo toàn.
B. Vật rơi tự do không phải là hệ kín vì trọng lực tác dụng lên vật là ngoại lực.
C. Hệ gồm "Vật rơi tự do và Trái Đất" được xem là hệ kín khi bỏ qua lực tương tác giữa hệ vật với các vật khác(Mặt Trời, các hành tinh...).
D. Một hệ gọi là hệ kín khi ngoại lực tác dụng lên hệ không đổi.
---Còn tiếp---
7. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 7
Trường THPT Đa Phước
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm
8. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 8
Trường THPT Nguyễn An Ninh
Năm học: 2020-2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 30 câu trắc nghiệm và 1 câu tự luận
9. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 9
Trường THPT Ngô Thời Nhiệm
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm
10. Đề thi học kỳ 1 môn Vật Lý 10 số 10
Trường THPT Âu Lạc
Năm học: 2020 - 2021
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Tham khảo thêm