10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 10 năm 2019 có đáp án

Đề thi HK1 môn Sinh 10 năm 2019 có đáp án do eLib biên soạn sẽ giúp các em ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là 1 tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.

10 đề thi Học kì 1 môn Sinh lớp 10 năm 2019 có đáp án

1. Đề thi HK1 Sinh 10 số 1

SỞ GD&ĐT CÀ MAU

TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2019 - 2020

MÔN: SINH HỌC 10

 Thời gian làm bài : 45 phút

PHẦN TRẮC NGHIỆM:                                              

Câu 1: Dị hóa là gì?

A. Cung cấp hóa năng để tổng hợp ATP từ ADP.

B. Là một chuỗi các phản ứng phân hủy các chất sinh hóa học trong tế bào.

C. Phân giải các chất vô cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

D. Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.

Câu 2: Một gen ở sinh vật nhân sơ dài 323nm và có số nuclêôtit loại T chiếm 18% tổng số nuclêôtit của gen. Theo lí thuyết, gen này có số loại G là

A. 806.                           B. 608.                               C. 342.                        D. 432.

Câu 3: Các nguyên tô đại lượng gồm

A. C, H, O, N, P, K, S, Ca. Mn.                              B. C, H, O, N, P, K, S, Ca. Fe.

C. C, H. O, N, P, K, S, Ca, Mg.                               D. C, H, O, K, P, K, S, Ca. Cu.

Câu 4: Một đoạn gen có khôi lượng phân tử bằng 72 X 104 đơn vị cacbon và có A = 20%. Số lượng các liên kết hiđrô của đoạn gen trên là

A. 2160.                     B. 3120.                       C. 3210.                       D. 960.

Câu 5: Có bao nhiêu đường đơn trong các loại đường sau đây?

   (1) Fructôzơ.                                     (2) Saccarôzơ.                        (3) Pentôzơ.        

   (4) Galactôzơ.                                   (5) Glucôzơ.                            (6) Lactôzơ.

A. 3.                           B. 4.                            C. 2.                             D. 5.

Câu 6: Trong các cấp tổ chức của thế giới sống, cấp tổ chức cơ bản là

   (1) sinh quyển.             (2) cơ thể.                 (3) quần xã.                            (4) cơ quan.        

   (5) tế bào.                    (6) quần thể.             (7) hệ sinh thái.                      (8) bào quan.

A. 3.                           B. 4.                             C. 2.                              D. 5.

Câu 7: Dựa vào khả năng sẵn sàng sinh công, người ta chia năng lượng thành

A. điện năng và cơ năng.                             B. động năng và thế năng.                

C. hóa năng và quang năng.                        D. nhiệt năng và quang năng.

Câu 8: Trong phân tử prôtêin, các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết gì?

A. Liên kết hiđrô.                                                 B. Liên kết photphođieste.

C. Liên kết peptit.                                                 D. Liên kết glicôzit.

Câu 9: Cho các phát biểu sau về ATP trong tế bào    

I. Sinh ra công cơ học.                                                           

II. Vận chuyển các chất qua màng.

III. Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.      

IV. Sinh công hóa học.

V. Truyền năng lượng cho các hợp chất khác.

VI. Cung cấp dinh dưỡng cho tế bào. 

Có bao nhiêu phát biểu đúng về việc sử dụng các ATP trong tế bào?

A. 3.                                      B. 5.                       C. 4.                         D. 2.                            

Câu 10: Ở vi khuẩn thành tế bào cấu tạo từ chất

A. peptiđôglican.                  B. phôtpholipit.       C. kitin.                      D. xenlulôzơ.                   

Câu 11: Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại A. theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là

A. 30%.                                B. 20%.                   C. 40%.                      D. 10%.

Câu 12: Ribôxôm khu trú trong bào quan nào?

A. Lưới nội chất trơn.                                         B. Ti thể.                         

C. Lưới nội chất hạt.                                           D. Lục lạp.                

Câu 13: Các ngành của giới thực vật là

A. tảo, quyết, hạt trần, hạt kín.                              B. rêu, tảo, hật trần, hạt kín.

C. nấm, quyết, hạt trần, hạt kín.                            D. rêu, quyết, hạt trần, hạt kín.

Câu 14: Trong cơ thể người, tế bào nào có lưới nội chất trơn phát triển nhất?

A. Hống cầu.                   B. Gan.                     

C. Bạch cầu.                   D. Thần kinh.                    

Câu 15: Hiện tượng biến tính prôtêin là hiện tượng

A. prôtêin bị phá hủy cấu trúc và chức năng.

B. mất chức năng sinh học của phân tử prôtêin.

C. mất chức năng hóa học của phân tử prôtêin.

D. phá hủy cấu trúc không gian hai chiều của prôtêin.

Câu 16: Năng lượng là gì?

A. Là đại lượng biểu thị khả năng sinh nhiệt của một phản ứng sinh hóa.

B. Là sản phẩm được sinh ra do sự phân hủy chất hữu cơ.

C. Là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công.

D. Là sản phẩm được sinh ra từ các phản ứng sinh hóa trong quang hợp.

PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của nhân tế bào và ti thể?

Câu 2: Hãy nêu cấu trúc hóa học của của phân tử ATP. Tại sao gọi ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?

Câu 3: So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động?

Câu 4: Tại sao muốn giữ rau tươi, người ta thường xuyên vẩy nước vào rau?

ĐÁP ÁN

1D       2B       3C       4B       5A       6D       7B       8C       9A

10A       11C       12C       13D       14B       15A       16C

Phần đáp án tự luận:

Câu 1:

- Nhân tế bào:

  • Cấu trúc: Có hình cầu, đường kính khoảng 5µm, bao bọc bởi 2 lớp màng, bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên lết với prôtêin) và nhân con.
  • Chức năng: Chứa vật chất di truyền và điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

- Ti thể:

  • Cấu trúc: Có 2 lớp màng bao bọc, màng ngoài không gấp khúc, màng trong gấp khúc thành các mào trên đó có chứa nhiều loại enzim hô hấp. Bên trong ti thể có chất nền chứa ADN và ribôxôm.
  • Chức năng: Cung cấp nguồn năng lượng chủ yếu của tế bào dưới dạng các phân tử ATP. Tham gia vào quá trình chuyển hóa đường và các chất hữu cơ khác thành ATP cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào.

Câu 2: 

*  Được cấu trúc gồm 3 thành phần sau:

- Bazơ nitơ ađênin.

- Đường ribôzơ.

- Ba nhóm phôtphat.

* Tại vì tất cả các hoạt động của tế bào đều sử dụng nguồn năng lượng là ATP nên gọi là đồng tiền năng lượng.

Câu 3: So sánh vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động.

Chỉ tiêu so sánh

Vận chuyển thụ động

Vận chuyển thụ động

Nguyên nhân

Có sự chênh lệch nồng độ các chất giữa 2 môi trường trong và ngoài tế bào.

Nhu cầu tế bào.

Chiều di chuyển của chất tan

Chất tan đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.

Cách vận chuyển

- Qua lớp phôtpholipit kép.

- Qua kênh prôtêin xuyên màng.

Nhờ các máy bơm đặc trưng cho từng loại chất khác nhau. 

Nhu cầu năng lượng

Không tiêu tốn năng lượng.

Tiêu tốn năng lượng. 

Câu 4: Là vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào rau và làm cho tế bào trương nước nên rau tươi và không bị héo.

2. Đề thi HK1 Sinh 10 số 2

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

KIỂM TRA HỌC KÌ I - KHỐI 10

NĂM: 2019-2020

BÀI THI: SINH 10 CHUYÊN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Câu 1: Quan sát tế bào của một loài sinh vật thấy có chứa: ti thể, ribôxôm, lưới nội chất trơn, lưới nội chất hạt và một số thành phần khác. Tế bào này không phải của loài nào sau đây?

A. Thông ba lá.         B. Châu chấu.          C. Nấm men.            D. Vi khuẩn E. coli.

Câu 2: Sử dụng phương pháp nhuộm Gram với 2 chủng vi khuẩn kí hiệu là X và Y cho kết quả như sau: X có màu đỏ, Y có màu tím. Kết luận nào sau đây đúng:

A. X là vi khuẩn Gram dương, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Y là vi khuẩn Gram âm, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra thường nguy hiểm hơn.

B. X là vi khuẩn Gram âm, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Y là vi khuẩn Gram dương, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn.

C. X là vi khuẩn Gram dương, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Y là vi khuẩn Gram âm, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Bệnh do vi khuẩn Gram dương gây ra thường nguy hiểm hơn.

D. X là vi khuẩn Gram âm, có màng ngoài và có lớp peptiđôglican mỏng. Y là vi khuẩn Gram dương, không có màng ngoài và có lớp peptiđôglican dày. Bệnh do vi khuẩn Gram âm gây ra thường nguy hiểm hơn.

Câu 3: Trong các dữ liệu sau, dữ liệu nào có ở lưới nội chất trơn mà không có ở lưới nội chất hạt?

(1) Là hệ thống ống và xoang dẹp thông với nhau.

(2) Tạo ra sự xoang hóa (phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ).

(3) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp một số chất.

(4) làm nhiệm vụ khử độc, tổng hợp pôlisaccarit.

A. (1), (3)                   B. (4)                          C. (3), (4)                   D. (2)

Câu 4: Chức năng của bộ máy Gôngi là:

A. tạo nên thoi vô sắc nhờ đó mà nhiễm sắc thể có thể phân li về các cực của tế bào.

B. tiếp nhận các túi được chuyển đến từ lưới nội chất, hoàn thiện thêm cấu trúc, kết đặc chúng và tạo nên các túi mới, những túi này sẽ đi vào bào tương hay ra màng tế bào.

C. quang hợp để chuyển hóa quang năng thành hóa năng.

D. sử dụng hệ thống enzyme thủy phân để phân hủy các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các đơn phân.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là:

A. Ti thể có chứa ADN, lục lạp không chứa ADN.

B. Ti thể được bao bọc bởi lớp màng kép, lục lạp chỉ có màng đơn.

C. Ti thể có chứa nhiều enzim hô hấp, lục lạp có chứa nhiều enzim quang hợp.

D. Ti thể có chứa nhiều enzim quang hợp, lục lạp có chứa nhiều enzim hô hấp.

Câu 6: Tính bán thấm của màng sinh chất để chỉ đặc tính:

A. chỉ có khoảng 50% chất của môi trường qua được màng.

B. các chất qua màng đều phải qua kênh prôtêin.

C. chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua.

D. chỉ cho một số chất nhất định ra, vào tế bào.

Câu 7: Cho các chất sau: (1) O2 ; (2) CO2 ; (3) Nước ; (4) Ion ; (5) Glucose ; (6) Protein.

Các chất được khuếch tán trực tiếp qua lớp photpholipid kép là:

A. 1, 2 và 3.              B. 2, 3 và 4.              C. 5 và 6.                   D. 1 và 2.

Câu 8: Khi đặt 1 tế bào hồng cầu vào một dung dịch, nước sẽ di chuyển về phía dung dịch........(1)......., nghĩa là về phía dung dịch có nồng độ chất hòa tan.........(2)...........Phương án điền đúng của (1) và (2) lần lượt là:

A. đẳng trương, cao hơn.                           B. ưu trương hơn, cao hơn.

C. nhược trương, thấp hơn.                      D. nhược trương, cao hơn.

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về sự điều hoà hoạt tính của enzim?

A. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình enzim nên enzim không liên kết được với cơ chất.

B. Nếu sử dụng chất ức chế hoặc chất hoạt hoá để điều chỉnh hoạt tính enzim sẽ có hiệu quả không cao.

C. Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá sẽ làm bất hoạt enzim xúc tác phản ứng ở đầu con đường.

D. Tế bào có thể điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính enzim.

Câu 10: Cho những thông tin về enzim như sau:

(1) Enzim liên kết tạm thời với cơ chất tại trung tâm điều chỉnh tạo phức hợp enzim - cơ chất.

(2) Giải phóng sản phẩm và enzim trở về trạng thái ban đầu.

(3) Enzim kết hợp với cơ chất để cùng tạo nên sản phẩm.

(4) Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo phức hợp enzim - cơ chất.

(5) Enzim liên kết chặt chẽ với cơ chất tại trung tâm điều chỉnh để xúc tác phản ứng.

(6) Enzim tương tác với cơ chất để tạo sản phẩm.

(7) Giải phóng sản phẩm và biến đổi cấu trúc của enzim.

(8) Enzim tương tác với cơ chất để phân giải cơ chất tạo nên sản phẩm.

Thứ tự đúng trong cơ chế tác động của enzim là:

A. 1 → 3 → 7.           B. 5 → 8 → 2.           C. 3 → 8 → 7.          D. 4 → 6 → 2.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

3. Đề thi HK1 Sinh 10 số 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm.

Câu 1: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật?

A. Lục lạp.                          B. Màng sinh chất.       C. Bộ máy Gôngi.         D. Ti thể.

Câu 2: Cacbohiđrat được cấu tạo từ các nguyên tố nào sau đây?

A. C, H, P.                          B. C, O, N.                     C. C, H, O.                     D. C, H, Ca.

Câu 3: Mỗi phân tử mỡ động vật được hình thành do ba phân tử axit béo liên kết với một phân tử nào sau đây?

A. Glucôzơ.                        B. Glixêrol.                     C. Axit amin.                  D. Nuclêôtit.

Câu 4: Các nhận định nào sau đây là chức năng của prôtêin?

(I) Tham gia vào cấu trúc nên tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất.

(II) Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

(III) Xúc tác các phản ứng hoá sinh trong tế bào.

(IV) Điều hoà các quá trình trao đổi chất, bảo vệ cơ thể.

A. (I), (II), (IV).                    B. (I), (III), (IV).              C. (I), (II), (III).                D. (II), (III), (IV).

Câu 5: Vùng nhân của tế bào vi khuẩn chỉ chứa một phân tử

A. ARN dạng vòng.           B. ARN mạch thẳng.    C. ADN mạch thẳng.    D. ADN dạng vòng.

Câu 6: Màng sinh chất ở tế bào nhân thực không có chức năng nào sau đây?

A. Các prôtêin màng chỉ cho các chất từ ngoài vào trong.

B. Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.

C. Các tế bào thu nhận thông tin nhờ các prôtêin thụ thể.

D. Các tế bào nhận biết nhau nhờ các gai glicôprôtêin.

Câu 7: Enzim có bản chất là

A. prôtêin.                           B. lipit.                            C. axit nuclêic.              D. cacbohiđrat.

Câu 8: Các chất tan đi qua màng sinh chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, không tiêu tốn năng lượng ATP thuộc kiểu vận chuyển nào sau đây?

A. Nhập bào.                      B. Thụ động.                 C. Chủ động.                 D. Xuất bào.

Câu 9: Cho các nội dung sau:

(I) Tạo nên phức hợp trung gian enzim-cơ chất.

(II) Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động.

(III) Tạo ra sản phẩm và giải phóng enzim.

Cơ chế hoạt động enzim được thực hiện theo trình tự nào sau đây?

A. (II) → (I) → (III).             B. (II) → (III) → (I).        C. (I) → (II) → (III).        D. (I) → (III) → (II).

Câu 10: Ở tế bào nhân thực, nhân tế bào có chức năng nào sau đây?

A. Mang thông tin di truyền.                                    B. Tổng hợp prôtêin cho tế bào.

C. Phân hủy các tế bào già.                                    D. Phân phối các sản phẩm của tế bào.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

4. Đề thi HK1 Sinh 10 số 4

SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HUỲNH MẪN ĐẠT

NĂM: 2019-2020

KIỂM TRA HỌC KÌ I - KHỐI 10

BÀI THI: SINH 10 CƠ BẢN

(Thời gian làm bài: 45 phút)

Câu 1: Tổ chức sống nào sau đây có cấp thấp nhất so với các tổ chức còn lại?

A. Quần thể              B. Cơ thể                   C. Quần  xã              D. Hệ sinh thái

Câu 2: Nội dung nào không đúng khi nói về vi khuẩn lam và tảo lục đơn bào?

A. Chúng đều có phương thức sống tự dưỡng

B. Chúng đều có khả năng quang hợp

C. Chúng đều có cấu tạo cơ thể đơn bào nhưng thuộc hai giới khác nhau

D. Chúng không cùng giới vì vi khuẩn lam là tế bào nhân thực còn tảo lục đơn bào là tế bào nhân sơ

Câu 3: Cho các đặc điểm sau:

(1) Tế bào nhân thực

(2) Thành tế bào bằng xenlulôzơ

(3) Sinh vật tự dưỡng

(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi

(5) Không có lục lạp, không di động được

(6) Sinh sản hữu tính và vô tính nhờ bào tử 

Trong các ý trên, có mấy ý không phải là đặc điểm của giới Nấm?

A. 1                             B. 2                             C. 3                             D. 4

Câu 4: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về các giới sinh vật?

(1) Trong hệ thống 5 giới, giới Khởi sinh có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất.

(2) Trong hệ thống 5 giới, giới khởi sinh và giới nguyên sinh bao gồm các sinh vật nhân sơ.

(3) Giới thực vật có 4 ngành chính, giới động vật có 7 ngành chính

(4) Giới nấm gồm có các dạng nấm có nhiều đặc điểm khác nhau: nấm nhầy, nấm men, nấm sợi.

A. 1                             B. 1, 2                        C. 2, 3, 4                    D. 1, 2, 3, 4

Câu 5: Khi nói về đặc điểm, tính chất lý hóa của nước, phát biểu nào dưới đây là đúng?

A. Với cùng thể tích, ở trạng thái lỏng mật độ phân tử nước nhiều hơn ở trạng thái rắn nên khi cho tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh thì tế bào bị vỡ.

B. Phân tử nước có tính phân cực là do nguyên tử ôxi có độ âm điện mạnh hơn phân tử hiđrô nên đôi electron trong liên kết hiđrô bị lệch về ôxi.

C. Nước bốc hơi thấp nên có vai trò điều hòa thân nhiệt.

D. Các phân tử nước liên kết với nhau bằng các liên kết hydro được hình thành giữa các nguyên tử ôxi với nhau.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 Sinh 10 số 5

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng với chức năng của ARN vận chuyển (tARN) ở sinh vật nhân thực?

A. Bảo quản thông tin di truyền cho tế bào.    

B. Truyền thông tin di truyền từ ADN tới ribôxôm.

C. Tham gia cấu tạo nên ribôxôm.         

D. Vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp prôtêin.

Câu 2: Sinh vật nào sau đây thuộc giới nguyên sinh?

A. Nấm nhầy.                   B. Địa y.                        C. Vi khuẩn.                 D. Dương xỉ.

Câu 3: Các thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nuclêôtít?

I. Đường pentôzơ.          II. Nhóm cacboxyl.     III. Nhóm phốt phát.               IV. Bazơ nitơ.

A. I, II, III.                           B. I, III, IV.                     C. I, II, IV.                      D. II, III, IV.

Câu 4: Dung dịch nào sau đây có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan trong tế bào?

A. Nhược trương.            B. Ưu trương.              C. Bão hòa.                  D. Đẳng trương.

Câu 5: Đường lactôzơ (đường sữa) do hai phân tử  đường nào sau đây liên kết lại?

A. Galactôzơ và glucôzơ.                                      B. Galactôzơ và fructôzơ.

C. Glucôzơ và glucôzơ.                                         D. Glucôzơ và fructôzơ.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 Sinh 10 số 6

TRƯỜNG THPT DUY TÂN

KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020

Môn: SINH HỌC – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có nhiều lizôxôm nhất?

A. Tế bào bạch cầu.        B. Tế bào cơ.               C. Tế bào thần kinh.  D. Tế bào hồng cầu.

Câu 2: Các thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo tế bào nhân sơ?

(1) Nhân.              (2) Vùng nhân.         (3) Tế bào chất.                    (4) Màng sinh chất.

A. (1), (3), (4).                   B. (1), (2), (4).              C. (2), (3), (4).              D. (1), (2), (3).

Câu 3: Giả sử một tế bào nhân tạo có tính thấm chọn lọc chứa 0.06M saccarozơ và 0,04M glucôzơ được đặt trong một bình đựng dung dịch 0,08M saccarozơ và 0,05M glucôzơ. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường ưu trương.

B. Kích thước tế bào này sẽ to ra vì được đặt trong môi trường ưu trương.

C. Kích thước tế bào này sẽ nhỏ lại vì được đặt trong môi trường nhược trương.

D. Kích thước tế bào này sẽ to ra vì được đặt trong môi trường nhược trương.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về màng sinh chất của tế bào nhân sơ?

A. Được cấu tạo bởi xenlulôzơ.               

B. Gồm hai thành phần chính là bào tương và ribôxôm.

C. Được cấu tạo bởi photpholipit kép và prôtêin.   

D. Được cấu tạo bởi chất peptiđôglican.

Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng về chức năng của bộ máy Gôngi?

A. Tổng hợp các loại prôtêin tiết ra ngoài tế bào cũng như các prôtêin cấu tạo nên màng tế bào.

B. Phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào.

C. Tổng hợp lipit, chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể.

D. Phân hủy các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, bào quan hết hạn sử dụng.

7. Đề thi HK1 Sinh 10 số 7

Trường THPT Thạch Thành 1

Đề kiểm tra HK1

Môn: Sinh học - Lớp 10

Năm: 2019-2020

Thời gian: 45 phút

Số câu: 3 câu tự luận

8. Đề thi HK1 Sinh 10 số 8

Trường THPT Tam Dương

Đề kiểm tra HK1

Môn: Sinh học - Lớp 10

Năm: 2019-2020

Thời gian: 45 phút

Số câu: 3 câu tự luận

9. Đề thi HK1 Sinh 10 số 9

Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc

Kiểm tra HK1

Năm: 2019 - 2020

Môn: Sinh lớp 10

Thời gian: 45 phút

Số câu: 5 câu tự luận

10. Đề thi HK1 Sinh 10 số 10

Trường THPT Phan Bội Châu

Kiểm tra HK1

Năm: 2019 - 2020

Môn: Sinh lớp 10

Thời gian: 45 phút

Số câu: 4 câu tự luận

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:18/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM