10 đề thi học kì 1 môn Hóa học 8 năm 2020 có đáp án

Mời các em học sinh cùng tham khảo 10 đề thi HK1 môn Hóa học lớp 8 có đáp án năm 2020 dưới đây. Tài liệu được eLib sưu tầm và tổng hợp, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp đến.

10 đề thi học kì 1 môn Hóa học 8 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 1

TRƯỜNG THCS PHAN ĐÌNH PHÙNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 (2 điểm):

1.1  Xét công thức hóa học của axit photphoric H3PO4. Xác định các nguyên tố cấu tạo nên chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố. Tính phân tủ khối của axit photphoric.

1.2  Cho công thức hóa học của X và H là XH của Y và O là YO. Lập công thức hóa học giữa X và Y.

Câu 2 (2 điểm):

Xét các quá trình dưới đây, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý. Giải thích.

a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ).

b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi.

c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.

d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

Câu 3 (3 điểm):

Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

a. \(K + {O_2} \to {K_2}O\)

b. \(F{\rm{e}} + {O_2} \to F{{\rm{e}}_3}{O_4}\)

c. \(Al + C{l_2} \to AlC{l_3}\)

d. \({P_2}{O_5} + {H_2}O \to {H_3}P{O_4}\)

e. \({H_2} + F{{\rm{e}}_3}{O_4} \to F{\rm{e}} + {H_2}O\)

f. \(KCl{O_3} \to KCl + {O_2}\)

Câu 4 (1 điểm):

Trình bày phương pháp làm sạch đường ăn có lẫn cát.

Câu 5 (2 điểm):

Một thanh magie nặng 240 gam để ngoài không khí bị khí oxi phản ứng tạo thành magie oxit. Đem cân thanh này bị nặng 272 gam.

a. Viết phương trình và cân bằng phương trình phản ứng.

b. Tính thể tích (đktc) khí oxi đã tham gia phản ứng.

(Cho H = 1; P = 31; O = 16)

ĐÁP ÁN

Câu 1 (TH):

Phương pháp:

1.1 Mỗi công thức hóa học chỉ 1 phân tử của chất, cho biết

- Nguyên tố nào tạo ra chất.

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất.

- Phân tử khối của chất.

1.2

- Một nguyên tử của nguyên tố khác liên kết với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nói nguyên tố đó có hóa trị bằng bấy nhiêu.

- Hóa trị của O bằng 2 đơn vị, Oxi có hóa trị II.

- Lập công thức hóa học của hợp chất theo hóa trị

+ Viết công thức dạng chung AxBy

+ Áp dụng quy tắc về hóa trị: x.a = y.b với a, b lần lượt là hóa trị của nguyên tố A và B

+ Chuyển thành tỷ lệ \(\dfrac{x}{y} = \dfrac{b}{a} = \dfrac{{b'}}{{a'}}\)

+ Lấy x = b (hoặc x = b’) và y = a (hoặc y = a’) nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a và b

+ Viết thành công thức hóa học.

Cách giải:

1.1  Từ công thức hóa học của axit photphoric H3PO4, ta biết được:

- Hợp chất được tạo bởi các nguyên tố Hiđro, Photpho, Oxi

- Có 3 nguyên tử Hiđro, 1 nguyên tử Photpho, 4 nguyên tử Oxi tạo thành phân tử.

- Phân tử khối = 1.3 + 31.1 + 16.4 = 98 đvC.

1.2

- Vì X liên kết với 1 nguyên tử H nên X có hóa trị I

- Vì Y liên kết với 1 nguyên tử O nên Y có hóa trị II.

- Gọi công thức giữa X và Y là XxYy

Áp dụng quy tắc hóa trị: x.I = y.II

\( \to \dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{1}\)

Lấy x = 2 và y = 1

Vậy công thức hóa học giữa X và Y là X2Y.

Câu 2 (TH):

Phương pháp:

- Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

- Hiện tượng hóa học: là hiện tượng khi có sự biến đồi chất này thành chất khác.

Cách giải:

a. Sắt để ngoài không khí lâu ngày bị gỉ sét (oxit sắt từ)

=> đây là hiện tượng hóa học do sắt tác dụng với oxi trong không khí tạo thành oxit sắt từ.

b. Xăng để trong bình không đậy nắp bị bay hơi.

=> đây là hiện tượng vật lý do xăng chỉ chuyển trạng thái từ dạng lỏng sang dạng hơi mà không bị biến đổi thành chất khác.

c. Khi nhiệt độ nóng dần lên, băng ở hai cực tan ra.

=> đây là hiện tượng vật lý do băng tan chỉ là chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái lỏng mà không bị biến đổi thành chất khác.

d. Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài.

=> đây là hiện tượng hóa học do canxi cacbonat bị biến đổi thành canxi oxit và khí cacbon đioxit.

Câu 3 (TH):

Phương pháp:

Các bước lập phương trình hóa học

+ Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng, gồm công thức hóa học của chất tham gia, sản phẩm.

+ Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức sao cho số nguyên tử các nguyên tố ở chất tham gia và chất tạo thành là bằng nhau.

+ Bước 3: Viết thành phương trình hóa học.

Cách giải:

a. \(4K + {O_2} \to 2{K_2}O\)

b. \(3F{\rm{e}} + 2{{\rm{O}}_2} \to F{{\rm{e}}_3}{O_4}\)

c. \(2{\rm{A}}l + 3C{l_2} \to 2{\rm{A}}lC{l_3}\)

d. \({P_2}{O_5} + 3{H_2}O \to 2{H_3}P{O_4}\)

e. \(4{H_2} + F{{\rm{e}}_3}{O_4} \to 3F{\rm{e}} + 4{H_2}O\)

f. \(2KCl{O_3} \to 2KCl + 3{O_2}\)

Câu 4 (VD):

Phương pháp:

a. Viết PTHH và cân bằng.

b.

- Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng, tính khối lượng của Oxi

- Áp dụng công thức \(n = \dfrac{m}{M}\), tính số mol oxi

- Áp dụng công thức V = n.22,4 tìm ra thể tích khí oxi

Cách giải:

a. \(2Mg + {O_2}\xrightarrow{{{t^0}}}2MgO\)

b. Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phản ứng: \({m_{Mg}} + {m_{{O_2}}} = {m_{MgO}}\)

\(\to {m_{{O_2}}} = {m_{MgO}} - {m_{Mg}} \\= 272 - 240 = 32\,\,gam\)

\(\to {n_{{O_2}}} = \dfrac{{32}}{{32}} = 1\,\,mol\)

\(\to {V_{{O_2}}} = 1.22,4 = 22,4\,\,lit\)

2. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 2

TRƯỜNG THCS TRẦN KỲ PHONG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phải dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?

A. Màu sắc

B. Tính tan trong nước

C. Khối lượng riêng

D. Nhiệt độ nóng chảy

Câu 2: Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn?

A. Hạt phân tử

B. Hạt nguyên tử

C. Cả 2 loại hạt trên

D. Không loại hạt nào

Câu 3: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi:

A. Proton và electron

B. Notron và electron

C. Proton và notron

D. Proton, notron, và electron

Câu 4: Rượu etylic sôi ở 78,3 độ, nước sôi ở 100 độ. Muốn tách khỏi rượu ra khỏi hỗn hợp nước, ta có thể dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Chưng cất ở nhiệt độ 800

C. Bay hơi

D. Không tách được

Câu 5: Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?

A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

B. 3Na + 2H2O → 3NaOH + H2

C. 2Na + H2O → 2NaOH + 2H2

D. 2Na + H2O → 2NaOH + 2H2

Câu 6: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho vào nước, sau đó khấy kỹ và lọc?

A. Cát trắng và muối ăn

B. Bột than và bột sắt

C. Đường trắng và muối

D. Giấm ăn và rượu

Câu 7: Nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 2,5 lần nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào sau đây?

A. Ca

B. Na

C. K

D. Fe

Câu 8: Kim loại M tạo ra hidroxit M(OH)3. Phân tử khối của oxit tương ứng bằng 160. Nguyên tử khối của M có giá trị nào sau đây?

A. 24

B. 27

C. 56

D. 64

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng có sơ đồ sau:

a, P2O+ H2O ---> H3PO4

b, Fe(OH)3 + HNO3 ---->Fe(NO3)3 + H2O

c, BaCl2 + Na3PO4 ----> Ba3(PO4)2 + NaCl

d, Al(NO3)3 ----> Al2O3 + NO2 + O2

Câu 2: Hãy tính:

a, Số mol của: 19,2 gam Fe2O3 ; 8,96 lít H2

b, Thể tích của: 0,15 mol khí O2; 0,6 mol CH4

c, Khối lượng của 8,4 lít khí CO2

Câu 3:

3.1 : Cho 5,4 gam Al tác dụng với 19,6 gam axit sunfuric (H2SO4) tạo ra 23,6 gam nhôm sunfat (Al2(SO4)3) và khí hidro

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng

b. Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng

3.2 : Tính thành phần phần trăm của 2 nguyên tố tùy chọn trong hợp chất FeSO4.

Câu 4:

a. Hãy tìm CTHH của khí X biết rằng trong phân tử khí X có 85,71% C và 14,29% H (theo khối lượng) và tỉ khối hơi của khí X đối với khí oxi bằng 1,75

b, Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí X ở đktc trong khí oxi tạo ra khí cacbonic (CO2) và hơi nước (H2O). Tính khối lượng khí cacbonic sinh ra

H = 1; C =12 ; K = 39; O = 16; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Fe = 56; Ba = 137

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2. B

3. C

4. C

5. A

6. A

7. A

8. C

II. TỰ LUẬN

Câu 1: Lập phương trình hóa học của các phản ứng có sơ đồ sau:

a, P2O5 + 3H2O →2H3PO4

b, Fe(OH)3 + 3HNO→ Fe(NO3)3 + 3H2O

c, 3BaCl2 + 2Na3PO4 → Ba3(PO4)+ 6NaCl

d, 2Al(NO3)3 → Al2O3 + 6NO2 + 3/2 O2

Câu 2:

a, n Fe2O3 = m : M = 19,2 : 160 = 0,12 mol

n H2 = V : 22,4 = 8,96 : 22,4 = 0,4 mol

b, V O2 = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lit

V CH4 = n . 22,4 = 0,6 . 22,4 = 13,44 lit

c, n CO2 = 8,4 : 22,4 = 0,375 mol

=> m CO2 = 0,375 . 44 = 16,5 gam

Câu 3:

3.1 :Ta có phương trình hóa học:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

m Al + m H2SO4 = m Al2(SO4)3 + m H2

3.2 :

%m Fe = m Fe/ m FeSO4 = 56 : 152 . 100% = 36,84%

%m S = m S / m FeSO4 = 32 : 152 . 100% = 21,05%

Câu 4:

n C : n H = \(\frac{{85,71}}{{12}} = \frac{{14,29}}{1}\) = 1 : 2

=> Chất X có CTPT là: (CH2)n

Khối lượng mol của X là: 32 . 1,75 = 56

=> 14n = 56 => n = 4

Vậy CTPT của X là: C4H8

b, n X = V : 22,4 = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol

Ta có phương trình phản ứng:

C4H8 → 4CO2 + 4H2O (1)

(1) 1 mol C4H8 khi bị đốt sinh ra 4 mol CO2

=> 0,3 mol C4H8 khi bị đốt sinh ra x mol CO2

X = 0,3 . 4 = 1,2 mol

m CO2 = 1,2 . 44 = 52,8 gam

3. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 3

TRƯỜNG THCS LÊ THÁNH TÔN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1 :  Thực hiện các phương trình hóa học sau:

a, Zn + HCl →

b, H2 + Fe2O3 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)

c, Al + O2 →

d, CaO + H2O →

e, H2 + O2.\(\xrightarrow{{{t^0}}}\)

Câu 2: Trình bày tính chất hóa học của nước? Viết phương trình hóa học minh họa

Câu 3: Phát biểu định nghĩa phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy. Cho ví dụ?

Câu 4: Nêu hiện tượng xảy ra khi cho:

a, Kim loại Na vào nước

b, Khí H2 đi qua bột CuO đun nóng

Câu 5: Cho 6,5 gam kẽm tác dụng hết với V lít dung dịch axit clohidric 1M

a, Tính thể tích khí thoát ra ở đktc

b, Tính thể tích dung dịch axit clohidric 1M đã dùng.

c, Nếu dùng dung dịch axit sunfuric 24,5% thay thế cho dung dịch axit clohidric 1M thì tốn hết bao nhiêu gam dung dịch axit sunfuaric 24,5% để hòa tan hết lượng kẽm ở trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Phương pháp giải:

Xem lại bài phương trình hóa học trong chương trình hóa học lớp 8

Hướng dẫn giải:

a, Zn + 2HCl → ZnCl2 +H2

b, 3H2 + Fe2O→ 2Fe + 3H2O

c, 4Al + 3O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2Al2O3

d, CaO + H2O → Ca(OH)2

e, 2H2 +O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)2H2O

Câu 2:

Phương pháp giải

Xem lại bài tính chất hóa học của nước có trong chương trình hóa học lớp 8

Hướng dẫn giải

Các tính chất hóa học của nước là:

1, Tác dụng với một số kim loại:

Na + H2O → NaOH +1/2 H2

2, Tác dụng với oxit bazo để sinh ra bazo tương ứng

Na2O + H2O → 2NaOH

3, Tác dụng với axit axit để sinh ra axit tương ứng

SO2 + H2O → H2SO3

Câu 3:

Phương pháp giải

Xem lại định nghĩa, đặc điểm của phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy

Hướng dẫn giải

- Phản ứng hóa hợp là phản ứng có nhiều chất tham gia phản ứng nhưng chỉ sinh ra 1 sản phẩm duy nhất

PTHH: CaO + CO2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)Ca(OH)2

- Phản ứng phân hủy là phản ứng chỉ có một chất tham gia phản ứng nhưng sinh ra nhiều chất sản phẩm

PTHH: 2KMnO4 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)K2MnO4 + MnO+ O2

Câu 4:

Phương pháp giải:

Xem lại phần tính chất hóa học của nước và H2

Hướng dẫn giải

a, PTHH: Na + H2O → NaOH + 1/2H2

Hiện tượng: Kim loại Na dần tan trong nước, đồng thời xuất hiện bọt khí không màu nổi lên (khí H2)

b, PTHH: H2 + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\)Cu + H2O

Hiện tượng: Chất răn màu đen (CuO) sau khi tham gia phản ứng chuyển dần sang màu đỏ (Cu)

Câu 5:

Phương pháp giải:

a, Viết phương trình phản ứng hóa học

Tính nZn. Từ tỉ lệ phương trình hóa học => nH2 => VH2

b, Từ tỉ lệ PTHH => nHCl => Thể tích HCl

c, Viết PTHH của Zn với dung dịch H2SO4

Từ tỉ lệ phương trình => mct H2SO4 => mdd H2SO4

Hướng dẫn giải:

a, nZn = m/M = 6,5 : 65 = 0,1 (mol)

Ta có PTHH:

                       Zn

+ 2HCl →

ZnCl2

+H2

PT                   1

       2

1

1

Đề bài            0,1

       y

 

 x                     (mol)

Từ phương trình ta sẽ có được: 1/0,1 = 1/x

=> x = n H2 = 0,1 (mol)

V H2 = n * 22,4 = 0,1 * 22,4 = 2,24 lít

b, Từ phương trình hóa học ta lại có: 1/0,1 = 2/y

=> y = n HCl = 0,2 (mol)

V HCl = 0,2 : 1 = 0,2 (lít)

c, Ta có PTHH:

c, Ta có PTHH:

                       Zn

+ H2SO4 →

ZnSO4

+H2

PT                   1

       1

    1

   1

Đề bài            0,1

       z

 

            (mol)

Từ phương trình ta thấy

z = nH2SO4 = 0,1 mol

=> mct H2SO4 = 0,1 * 98 = 9,8 (gam)

mdd H2SO4 = mct : C% = 9,8 : 24,5% = 40 gam

4. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 4

TRƯỜNG THCS TRẦN NHÂN TÔNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM

Chọn ý đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1 :  Dãy chất nào sau đấy sắp xếp theo thứ tự khối lượng mol tăng dần:

A. CO2, SO2, H2S

B. H2, O2, NH3

C. NH3, CO, CO2

D. Cl2, CO2, O3

Câu 2: Thành phần hóa học của không khí theo thể tích gồm có:

A. 21% O2, 78% N2 và 1% các khí khác

B. 21% N2, 78% O2 và 1% các khí khác

C. 21% khí hiếm, 78% O2 và 1% N2

D. 21% O2, 78% CO2 và 1% các khí khác

Câu 3: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế:

A. BaO + H2O → Ba(OH)2

B. HCl + Ba → BaCl2 + H2

C. 2H2O→  2H2 + O2

D. 2HCl + K2O → 2KCl + H2O

Câu 4: Cho 12 gam magie cháy trong oxi tạo thành magie oxit. Thể tích oxi ở điều kiện tiêu chuẩn cần là?

A. 11,2 lít

B. 8,96 lít

C. 4,48 lít

D. 5,6 lít

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 5

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI BÌNH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Câu 1: ( 1 diểm) Đơn chất là gì? Viết công thức hoá học của 2 đơn chất

Câu 2: ( 1 điểm) Hiện tượng hoá học là gì? Cho ví dụ?

Câu 3: ( 3 điểm) Lập PTHH của các phản ứng sau:

a. Mg + O2 → MgO

b. Fe + Cl2 → FeCl3

c. NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 + NaCl

d. HCl + Mg → MgCl2 + ?

e. Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O

f. Al + O2 → Al2O3

Câu 4: ( 2 điểm) Một chất khí A có tỉ khối đối với H2 là 8, có thành phần các nguyên tố gồm: 75% C và 25% H. Hãy lập công thức hoá học của hợp chất A (Biết C = 12 , H = 1)

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 6

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN VIỆT

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN HÓA HỌC 8

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

Phần trắc nghiệm

Câu 1. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:

A. Proton và electron

B. Proton và nơtron

C. Nơtron và electron

D. Proton, nơtron và electron.

Câu 2. Dãy chất gồm các đơn chất:

A. Na, Ca, CuCl2, Br2.

B. Na, Ca, CO, Cl2

C. Cl2, O2, Br2, N2.

Câu 3. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố R với nhóm SO4 là R2(SO4)3. Công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nguyên tố R và nguyên tố O là:

A. RO             B. R2O3            C. RO2            D. RO3

Câu 4. Chất khí A có dA/H2 = 14 công thức hoá học của A là:

A. SO2             B. CO2             C. NH3            D. N2

Câu 5. Số phân tử của 16 gam khí oxi là:

A. 3. 1023            B. 6. 1023            C. 9. 1023            D. 12.1023

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 7

Trường: THCS Trần Văn Ơn

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 8

Trường: THCS Nguyễn Hiền

Số câu: 7 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 9

Trường: THCS Nguyễn Chánh

Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi HK1 môn Hóa học 8 số 10

Trường: THCS Thái Văn Lung

Số câu: 5 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:07/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM