GDCD 7 Bài 6: Tôn sư trọng đạo
Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 7. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Truyện đọc
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
40 năm sau ngày ra trường, học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết, tặng thầy những bó hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.
=> Nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình.
=> Ý nghĩa: Thầy cô giáo là người đã truyền đạt cho mình những tri thức và giáo dục đạo đức cho mình nên người vì vậy chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn thầy cô.
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi nơi, mọi lúc; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.
- Ví dụ: Thăm hỏi thầy cô giáo khi ốm đau; gọi điện hỏi thăm sức khỏe thầy cô; đến chúc Tết nhà thầy cô, tặng hoa cho thầy cô nhân ngày 20/11
b. Biểu hiện
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.
c. Ý nghĩa
Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy.
=> Chúng ta khôn lớn như ngày nay, phần lớn là nhờ sự dạy dỗ của thầy, cô giáo. Các thầy cô giáo không những giúp ta mỡ mang trí tuệ mà giúp chúng ta biết phải sống sao cho đúng với đạo làm con, đạo làm trò, làm người. Vì vậy chúng ta phải có bổn phận là chăm học, chăm làm; vâng lời thầy cô giáo, lễ độ với mọi người.
2. Luyện tập
Câu 1: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo ? Hành vi nào cần phê phán ? Vì sao ?
(1) Ngày chủ nhật, Năm ra chợ, gặp cô giáo cũ, Năm đứng nghiêm, bỏ mũ chào cô ;
(2) Thầy Minh ra bài tập Toán cho học sinh về nhà làm. Mải chơi nên Hoa không làm bài tập ;
(3) Anh Thắng là một sinh viên đại học, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, anh Thắng đã viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy anh từ hồi lớp 1 ;
(4) Giờ trả bài Tập làm vãn, An bị điểm kém. Vừa nhận được bài từ tay thầy giáo, An đã vò nát và đút bài vào ngăn bàn.
Gợi ý trả lời
- Hành vi thể hiện thái độ tôn sư trọng đạo là hành vi (1); (3):
(1) Năm đã có hành vi tôn trọng, lễ phép khi gặp cô giáo cũ: đứng nghiêm và bỏ mũ chào cô.
(3) Anh Thắng viết thư thăm hỏi cô giáo cũ dạy từ hồi cấp 1 chứng tỏ anh Thắng đã không quên công ơn dạy dỗ của cô giáo cũ đã dạy mình từ hồi còn là lớp 1, mặc dù bây giờ anh đã là sinh viên.
- Hành vi cần phê phán là hành vi (2); (4):
(2) Hoa đã không làm bài tập khi thầy giáo giao cho, Hoa không biết vâng lời thầy, chăm lo học hành.
(4) An có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng thầy giáo.
Câu 2: Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về sự kính trọng và lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
Gợi ý trả lời
- Ca dao :
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Tục ngữ :
Không thầy đố mày làm nên
- Châm ngôn :
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Câu 3: Trong những câu dưới đây, theo em, câu nào thể hiện rõ nhất về tôn trọng đạo ?
(1) Ân trả, nghĩa đền.
(2) Không thầy đố mày làm nên.
(3) Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
(4) Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.
(5) Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
(Nhất tự vi sư, bán tự vi sư).
Gợi ý trả lời
Câu thể hiện rõ nhất về tôn sư trọng đạo trong những câu trên là câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy (Nhất tự vi sư, bán tự vi sư)
3. Kết luận
Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo, biểu hiện và ý nghĩa của tôn sư trọng đạo. Từ đó, các em biết cách thể hiện sự tôn sư trọng đạo đối với thầy cô giáo.
Tham khảo thêm
- doc GDCD 7 Bài 1: Sống giản dị
- doc GDCD 7 Bài 2: Trung thực
- doc GDCD 7 Bài 3: Tự trọng
- doc GDCD 7 Bài 4: Đạo đức và kỉ luật
- doc GDCD 7 Bài 5: Yêu thương con người
- doc GDCD 7 Bài 7: Đoàn kết, tương trợ
- doc GDCD 7 Bài 8: Khoan dung
- doc GDCD 7 Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa
- doc GDCD 7 Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- doc GDCD 7 Bài 11: Tự tin