GDCD 7 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

Bài học dưới đây giúp các em biết cách sắp xếp mọi hoạt động, công việc cho bản thân sao cho cân bằng và đảm bảo hiệu quả thực hiện. Vì thế, bài học này rất hữu ích và mang tính thực tế rất tốt. Các em hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

GDCD 7 Bài 12: Sống và làm việc có kế hoạch

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thông tin

- Các chi tiết trong bản kế hoạch

  • Cột dọc là thời gian từng buổi trong ngày và các ngày trong tuần.
  • Hàng ngang là công việc trong một ngày.
  • Nội dung: Học tập, tự học, hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi giải trí.

- Yêu cầu của bản kế hoạch (ngày, tuần)

  • Có đủ thứ, ngày trong tuần.
  • Thời gian cần chi tiết cho rõ công việc trong mỗi ngày.
  • Nội dung công việc cần cân đối, toàn diện (5h sáng-23h hàng ngày; đầy đủ, cân đối giữa học tập, nghỉ ngơi, lao động giúp gia đình, học ở trường, tự học, sinh hoạt tập thể, xã hội).
  • Không quá dài, phải dễ nhớ

⇒ Ý nghĩa: Bản thân mỗi người cần lên kế hoạch học tập và làm việc khoa học để đạt kết quả cao, tiết kiệm thời gian và sức lực. Không nhất thiết phải ghi tất cả công việc thường ngày đã cố định, có nội dung lặp đi, lặp lại, vì những công việc đó đã diễn ra thường xuyên, thành thói quen vào những ngày giờ ổn định

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

Sống và làm việc có kế hoạch là xác định nhiệm vụ, sắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lý. Quyết tâm thực hiện kế hoạch có chất lượng, kết quả cao.

b. Ý nghĩa

  • Giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức.
  • Đạt kết quả cao trong công việc.
  • Không cản trở, ảnh hưởng đến người khác.

c. Cách rèn luyện

  • Vượt khó, kiên trì, sáng tạo.
  • Cần biết làm việc có kế hoạch và biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.

2. Luyện tập

Câu a. Em hiểu thế nào là sống và làm việc có kế hoạch ?

Gợi ý trả lời

Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.

Câu b. Ở lớp bạn Hải Bình, có bạn Vân Anh tuần nào cũng xây dựng kế hoạch rất chi tiết (xem kế hoạch làm việc tuần của Vân Anh) và thực hiện rất nghiêm túc. Nếu vì lí do đặc biệt không thực hiện đúng kế hoạch, Vân Anh đều tìm cách điều chỉnh hợp lí vào thời gian thích hợp. Còn bạn Phi Hùng chẳng làm kế hoạch gì cả : mai thi, hôm nay vẫn đi chơi cả ngày, nhiều khi quên những yêu cầu mà thầy, cô giáo giao về nhà.

 Em có nhận xét gì về cách sống và làm việc của hai bạn Vân Anh va Phi Hùng ?

Gợi ý trả lời

  • Vân Anh là người làm việc có kế hoạch, bạn Vân Anh đã lập một kế hoạch rất chi tiết. Nhưng cách làm việc của Vân Anh không cứng nhắc, khi nào có việc bận bạn ý đều điều chỉnh cho hợp lí. Chắc chắn Vân Anh sẽ học tập và làm việc hiệu quả
  • Bạn Phi Hùng là người làm việc tùy tiện, mất thời gian vào những việc vô bổ, không tự kiềm chế những hứng thú, ham muốn đột xuất, mải chơi quên cả nhiệm vụ học tập của mình.

Câu c. Em hãy so sánh hai bản kế hoạch của Hải Bình, Vân Anh và nhận xét ưu, nhược điểm của mỗi bản kế hoạch.

Gợi ý trả lời

 

Vân Anh

Hải Bình

Ưu

điểm

Cụ thể, chi tiết, cân đối,

toàn diện hơn Hải Bình

tính đến giờ phút thể

hiện rõ được công

việc trong mỗi ngày.

Bản kế hoạch giúp Bình

chủ động trong công việc,

thể hiện ý thức tự giác

trong công việc, không

cần ai nhắc nhở.

Nhược

điểm

Quá chi tiết, những

nội dung công việc

hàng ngày đều làm

thì không nhất

thiết đưa vào

bản kế hoạch.

Còn thiếu thời gian

hằng ngày, chưạ thể

hiện hết nội dung

công việc và thời gian

cần làm sau những

giờ học (như giúp đỡ

gia đình), giờ ăn,

ngủ, tập thể dục

thể thao.

Câu d. Có quan niệm cho rằng : chỉ có thể xây dựng kế hoạch hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm, không thể xây dựng kế hoạch sống và làm việc dài hơn.

Em đồng tình hay phản đối? Vì sao?

Gợi ý trả lời

Em không đồng tình với ý kiến trên, vì: có thể xây dựng kế hoạch sống, làm việc trong nhiều năm (không cần chi tiết), định hướng phấn đấu nghề nghiệp cho tương lai của bản thân

Ví dụ: Trong một bậc học, chúng ta đang học ở bậc THCS phải có một kế hoạch định ra để phấn đấu, phải học tập như thế nào, rèn luyện phấn đấu ra sao, với ý chí quyết tâm đạt được sau 4 năm học ở bậc THCS phải đậu vào trường PTTH chuyên, một môi trường tốt để có điều kiện đạt được ước mơ vào đại học... (câu chuyện của Trương Quế Chi là một ví 'dụ: muốn sau này trở thành kí giả và vì thế bạn ấy học ngoại ngữ, học văn, rèn luyện cách viết văn...).

Câu đ. Em hãy lập kế hoạch làm việc một tuần. Khi lập kế hoạch em có cần trao đổi với bố mẹ hoặc người khác trong gia đình không ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

- Kế hoạch làm việc một tuần của em: (Từ thứ 2 - thứ 7)

  • 6h sáng dậy đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh.
  • 6h15 tắm rửa, ăn sáng.
  • 7h đi học.
  • 7h30 - 11h30 đi học ở trường.
  • 12h ăn cơm trưa.
  • 12h30 - 1h30 ngủ trưa.
  • 14h - 16h học chiều hoặc tham gia hoạt động ở câu lạc bộ.
  • 17h - 20h nấu cơm, tắm giặt, làm việc nhà, ăn tối.
  • 20h - 22h học tập chuẩn bị bài ngày mai.
  • 22h đi ngủ.
- Chủ nhật:
  • Sáng dậy giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
  • Nấu cơm trưa cùng mẹ.
  • Đi thăm ông bà, chơi những trò chơi mình thích.
  • Buổi tối xem phim và chuẩn bị bài ngày hôm sau.

Khi lập kế hoạch, các em cần trao đổi với bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. Vì để bố mẹ biết và để các công việc không chồng chéo lẫn nhau, không ảnh hưởng đến công việc của nhau.

Câu e. Hãy trao đổi trước nhóm, tổ (hoặc lớp) về việc thực hiện kế hoạch học tập, làm việc của cá nhân hàng tuần. Phân tích nguyên nhân của việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt kế hoạch đó.

Gợi ý trả lời

Từ bản kế hoạch làm việc một tuần em vừa lập nên, hãy trao đổi với bạn trong tổ, trong lớp về việc thực hiện kế hoạch của em, hãy nêu những kế hoạch em làm đươc, những kế hoạch chưa làm được, tìm nguyên nhân và tìm ra giải pháp thực hiện tốt nên nhé.

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần hiểu nội dung cơ bản và yêu cầu cần đạt khi thiết kế của một bản kế hoạch; đồng thời sống và làm việc có kế hoạch theo cách khoa học nhất.

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM