Công nghệ 6 Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

Thế nào là nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và cần phải làm gì để giữ cho nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nội dung bài học dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 6 Bài 10: Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

So sánh nhà ở ngăn năp và bừa bộn

- Nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp là nhà ở có:

  • Cách sắp đặt đồ đạc hợp lí, luôn sạch sẽ, thoáng mát
  • Môi trường sống luôn sạch, đẹp
  • Có sự chăm sóc, giữ gìn bởi bàn tay con người.
  • Sân sạch sẽ, không có rác, lá rụng, cây cảnh nhìn quang đãng.
  • Đồ đạc, cây cảnh được sắp xếp đẹp mắt.

→ Môi trường sống sạch sẽ.

  • Chăn,màn gấp gọn gàng và sắp xếp vào một chỗ.
  • Dép (guốc) để gọn bên cạnh giường.
  • Kệ sách, bàn học tập, sách ngay ngắn.

→ Có sự chăm sóc của con người.

Nhà ở ô nhiễm không có sự chăm sóc của con người

1.2. Giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

a. Sự cần thiết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp

  • Đảm bảo sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
  • Tiết kiệm thời gian tìm kiếm vật dụng, dễ dọn dẹp
  • Làm đẹp cho ngôi nhà

b. Các công việc cần làm để giữ nhà ở sạch và ngăn nắp

- Những công việc cần làm:

  • Công việc hàng ngày: quét nhà, lau nhà, dọn dẹp đồ đạc của cá nhân,của gia đình, làm sạch khu bếp, khu vệ sinh…
  • Công việc làm theo định kỳ ( tuần, tháng): lau bụi trên cửa sổ lau đồ đạc, cửa kính, giặt và chải bụi rèm cửa…

- Phải dọn dẹp nhà cửa thường xuyên

- Cần có nếp sống, nếp sinh hoạt văn minh

- Không chỉ giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp mà còn giữ gìn trường, lớp sạch sẽ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp và nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh?

Gợi ý trả lời

Theo em, nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp trông dễ nhìn hơn hơn ngôi nhà ở lộn xộn, thiếu vệ sinh.

Câu 2: Thiên nhiên, môi trường và các hoạt động hàng ngày của con người đã ảnh hưởng như thế nào đến nhà ở?

Gợi ý trả lời

  • Ảnh hưởng của thiên nhiên: gió mưa làm mốc tường nhà,…
  • Ảnh hưởng của môi trường: nhà ở gần đường thì thường xuyên bị bụi bẩn bay vào,…
  • Ảnh hưởng của các hoạt động con người: nấu ăn trong nhà bếp thường làm dầu mỡ bắn lên tường nhà,…

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
  • Biết giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp
  • Sắp xếp được chỗ ở, nơi học tập của bản thân sạch sẽ, gọn gàng
  • Có ý thức giữ gìn vệ sinh và dọn dẹp nhà, trường, lớp thường xuyên
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM