Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Cùng với quá trình xâm lược của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cũng diễn ra sôi nổi lại khu vực này. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này trong bài học dưới đây.

Lịch Sử 8 Bài 11: Các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân ở các nước Đông Nam Á

- Các quốc gia Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên nên sớm trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây.

- Lợi dụng chế độ phong kiến ở Đông Nam Á đang khủng hoảng và suy yếu. Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã thực hiện kế hoạch xâm lược:

+ Anh chiếm Mã Lai, Miến Điện.

+ Pháp chiếm Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào.

+ Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ chiếm Phi-líp-pin.

+ Hà Lan và Bồ Đào Nha thôn tính In-đô-nê-xi-a.

Lược đồ các nước Đông Nam Á

1.2. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc

- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục, rộng khắp:

+  In-đô-nê -xi-a:

  • Nhiều tổ chức yêu nước ra đời: 1905 thành lập công đoàn xe lửa
  • 1908 Thành lập hội liên hiệp công nhân. Chủ nghĩa Mác được truyền bá rộng rãi.
  • 5-1920 : Đảng cộng sản thành lập.

+ Phi-lip-pin:

  • Năm 1571 Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin.
  • Nhân dân liên tục đứng lên đấu tranh. Nước cộng hòa thành lập.
  • Mĩ gây chiến với Tây Ban Nha, áp đặt CNTD. Nhân dân lại phải đứng lên chống Mĩ.

+ Ba nước Đông Dương

  • Ở Cam-pu-chia: 1863-1866 có khởi nghĩa do A cha-xoa lãnh đạo ở Ta-keo, năm 1866-1867 có khởi nghĩa do nhà sư Pu-côm-bô ở Cra-chê, liên kết với Việt Nam.
  • Ở Việt Nam: Có khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phong trào “Cần vương”, k/n nông dân Yên Thế…
  • Ở Lào: 1901 ND Xa-van-na-khét k/n do Pha-ca-đuốc lãnh đạo. 1907 nhân dân Bô lô ven khởi nghĩa lan sang VN.

+ Miến Điện (Myanma) : Năm 1885 kháng chiến chống thực dân Anh bùng nổ.

- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.

- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.

- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...

2. Luyện tập

Câu 1: Tại sao các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây?

Gợi ý trả lời

Các nước Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây lúc bấy giờ các nước tư bản cần thị trường, thuộc địa. Mà Đông Nam Á là vùng chiến lược quan trọng, lại giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu. 

Câu 2: Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á có những điểm chung nào nổi bật?

Gợi ý trả lời

Những điểm chung nổi bật của chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là:

- Vơ vét tài nguyên

- Khủng bố, đàn áp nhân dân

- Chia để trị.

Câu 3: Nêu nhận xét của em về tình hình chung của các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?

Gợi ý trả lời

- Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trừ Xiêm (Thái Lan, các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.

- Các nước đế quốc đều thi hành chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.

- Nhân dân ở khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân, phong kiến, dành độc lập dân tộc.

- Các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này.

Câu 4: Vì sao phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX cuối cùng đều thất bại?

Gợi ý trả lời

- Thứ nhất: Tương quan lực lượng (cả về quân số, vũ khí, kĩ thuật..) quá chênh lệch, theo hướng có lợi cho các nước đế quốc phương Tây.

- Thứ hai: Các phong trào đấu tranh diễn ra lẻ tẻ, tự phát → dễ dàng bị kẻ thù tập trung lực lượng để đàn áp.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM