Lịch sử 8 Bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
Bài học tóm tắt phong trào công nhân quốc tế nói chung và phong trào công nhân Nga nói riêng trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ các em học sinh lớp 8 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX. Quốc tế thứ hai
a. Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX
- Vào 30 năm cuối thế kỉ XIX. trong các nước tư bản Âu - Mĩ, mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng trở nên sâu sắc.
=> Giai cấp công nhân đã tiến hành các cuộc đấu tranh chống lại mọi thủ đoạn áp bức của giai cấp tư sản.
+ Ở Anh, nhiều cuộc bãi công lớn đã nổ ra, đặc biệt là cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn đã buộc chủ phải tăng lương (năm 1889).
+ Ở Pháp, năm 1893 công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội. Ở Mĩ, đầu năm 1886 nhiều cuộc bãi công lớn nổ ra trong toàn quốc. Ngày 1 - 5 - 1880, hơn 350 000 công nhân đình công, xuống đường biểu tình đòi ngày làm 8 giờ.
=> Từ năm 1869. ngày 1 - 5 trở thành ngày Quốc tế lao động.
- Sự phát triển của phong trào công nhân cùng với ảnh hưởng sâu rộng của chủ nghĩa Mác dẫn tới sự thành lập các tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ở mỗi nước.
+ Năm 1875. Đảng Xã hội dân chủ Đức ra đời.
+ Năm 1379, Đảng Công nhân Pháp được thành lập.
+ Năm 1883, Nhóm Giải phóng lao động Nga hình thành.
b. Quốc tế thứ hai (1889-1914)
- Sự ra đời của những tổ chức công nhân ở các nước đòi hỏi thành lập một tổ chức quốc tế mới thay thế cho Quốc tế thứ nhất.
- Ngày 14 - 7 - 1889, kỉ niệm 100 năm ngày phá ngục Ba-xti, gần 400 đại biểu công nhân của 22 nước họp đại hội ở Pa-ri, tuyên bố thành lập Quốc tế thứ hai.
- Đại hội đã thông qua các nghị quyết quan trọng:
+ Thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở mỗi nước
+ Đấu tranh giành chính quyền, đòi ngày làm 8 giờ và lấy ngày 1-5 hằng năm làm ngày đoàn kết và biểu dương lực lượng của giai cấp vô sản thế giới.
- Hoạt động của Quốc tế thứ hai trải qua hai giai đoạn:
+ Giai đoạn một (từ năm 1889 đến năm 1895): Dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen, Quốc tế thứ hai đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển phong trào công nhân thế giới.
+ Giai đoạn hai (từ năm 1895 đến năm 1914): Sau khi Ăng-ghen tử trận (1895), các đảng trong Quốc tế thứ hai không những xa rời đường lối đấu tranh cách mạng, thỏa hiệp với tư sản. không tích cực chống chiến tranh đế quốc, mà còn đẩy quần chúng nhân dán vào những cuộc chiến tranh vì quyền lợi của bọn đế quốc gãy chiến.
=> Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ vào năm 1914, Quốc tế thứ hai đi đến chỗ phân hóa và tan rã.
1.2. Phong trào công nhân Nga và cuộc cách mạng 1905-1907
a. Lê- nin và việc thành lập đảng vô sản kiểu mới ở Nga
- V. Lê- nin sinh ngày 22-4-1870 trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Năm 1903 thành lập Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga với Cương lĩnh cách mạng.
- Cương lĩnh khẳng định nhiệm vụ chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên Chính vô sản.
- Lê-nin và Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga dần dần trở thành lực lượng lãnh đạo phong trào cách mạng ở Nga.
b. Cách mạng Nga 1905-1907
- Đầu thế kỉ XX. nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng. Chế độ Nga hoàng lại còn đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản (1904 - 1905) để tranh giành thuộc địa.
=> Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu "Đả đảo chuyên chế", “Đả đảo chiến tranh”, “Ngày làm 8 giờ Lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân và binh sĩ. diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
- Ngày chủ nhật 9-1-1905,14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông (cung điện của Nga hoàng) để đưa bản yêu sách lên nhà vua.
- Nga hoàng Ni-cô-lai II ra lệnh cho quân đội và cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình.
- Công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.
- Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dãy, đánh phá dinh cơ của địa chủ phong kiến, thiêu hủy văn tự, khế ước, lấy của người giàu chia cho người nghèo.
- Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa. Nhiều đơn vị hải quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
- Đỉnh cao của cuộc đấu tranh là khởi nghĩa vũ trang bùng nổ ỏ Mát-xcơ-va tháng 12 - 1905. Các chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu vô cùng anh dũng trong gần hai tuần lễ.
=> Cuộc khởi nghĩa bị thất bại vì lực lượng quá chênh lệch. Phong trào đấu tranh trên toàn nước Nga còn kéo dài đến giữa năm 1907 mới chấm dứt.
- Ý nghĩa: giáng một đòn chí tử vào nền thống trị của địa chủ và tư sản, làm suy yếu chế độ Nga hoàng và là bước chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ diễn ra vào năm 1917, có ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
2. Luyện tập
Câu 1: Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
Gợi ý trả lời
- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).
- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
Câu 2: Nêu một số sự kiện chứng tỏ sự phát triển của phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
Gợi ý trả lời
- Ở Anh, có cuộc đấu tranh của công nhân khuân vác Luân Đôn, buộc giới chủ phải tăng lương (1899).
- Ở Pháp, công nhân giành thắng lợi trong cuộc bầu cử (1893).
- Ở Mĩ, ngày 1-5-1886 có hơn 350.000 công nhân đình công biểu tình đòi ngày làm 8 giờ, đặc biệt là cuộc biểu tình của công nhân Si-ca-gô.
- Những tổ chức chính trị độc lập của giai cấp công nhân ra đời như Đảng xã hội dân chủ Đức, Đảng công nhân Pháp (1879), nhóm giải phóng lao động Nga (1883).
Câu 3: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Nga 1905 – 1907.
Gợi ý trả lời
- Đối với nước Nga: cách mạng 1905-1907, đã giáng một đòn nặng nề vào nền thống trị của địa chủ và tư sản. Nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng và báo trước một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra. Nó là cuộc tổng diễn tập, tạo nên điểm xuất phát cho cách mạng năm 1917.
- Đối với thế giới: có ảnh hưởng lớn đến phong trào đấu tranh ở các nước Tây Âu, châu Á, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa thời kì "châu Á thức tỉnh".
3. Kết luận
Bài học tóm tắt phong trào công nhân quốc tế nói chung và phong trào công nhân Nga nói riêng trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Qua đó, các em nắm được nguyên nhân, diễn biến và kết quả của các phong trào.