Sinh học 6 Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ
Cây cần nước và muối khoáng để sinh trưởng và phát triển. Vậy cây cần hàm lượng nước và muối khoáng như thế nào? Rễ cây hút nước và muối khoáng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài Sự hút nước và muối khoáng của rễ.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cây cần nước và muối khoáng
a. Nhu cầu nước của cây
- Nước rất cần cho cây.
- Nhu cầu nước tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây.
b. Nhu cầu cần muối khoáng của cây
- Các loại muối khoáng chủ yếu cần nhiều cho cây: muối đạm, muối kali, muối lân.
- Nhu cầu muối khoáng tùy thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn, từng bộ phận của cây.
Chậu A thiếu muối đạm, Chậu B bón đủ đạm, lân, kali...
- Lượng muối khoáng để sản xuất 1000kg thóc
- Muối đạm (có chứa nitơ): 9 – 16 kg
- Muối lân (có chứa phốt pho): 4 – 8 kg
- Muối Kali : 2 – 4kg
1.2. Cây hút nước và muối khoáng
- Nước và muối khoáng trong đất được lông hút hấp thụ chuyển qua vỏ tới mạch gỗ đi lên các bộ phận của cây.
- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan nhờ vào lông hút.
1.3. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây
a. Các loại đất trồng khác nhau
- Mỗi loại đất có khả năng hòa tan muối khoáng và rửa trôi khác nhau → thích hợp trồng các loại cây khác nhau.
- Ví dụ:
- Đất đồi trọc: Giữ nước kém, dễ bị rửa trôi. Ảnh hưởng xấu đến sự hút nước và muối khoáng của cây
- Đất đỏ bazan: Giữ nước tốt. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây công nghiệp
- Phù sa, Đồng bằng: Màu mỡ. Thuận lợi cho sự hút nước và muối khoáng của cây. Thích hợp với cây nông nghiệp
b. Thời tiết, Khí hậu
- Thời tiết, khí hậu thuận lợi giúp cây tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Ngược lại, thời tiết, khí hậu bất lợi làm cây giảm khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Ví dụ:
- Nhiệt độ thấp: Sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây bị ngưng trệ
- Nhiệt độ cao: Cây thoát nước nhiều, phải hút nhiều nước. Nếu không đủ cây sẽ bị khô héo
- Mưa nhiều: Đất ngập nước, rễ cây chết, không thể hút nước và chất dinh dưỡng.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cày, cuốc, xới đất có lợi gì?
Hướng dẫn giải
Khi cày, cuốc, xới đất làm cho hạt đất nhỏ, tơi ra giúp cho rễ dễ len lỏi vào trong đất, làm cho đất giữ được không khí và nước.
Câu 2: Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan?
Hướng dẫn giải
Bộ phận của rễ có chức năng chủ yếu hập thụ nước và muối khoáng hòa tan là tê bào lông hút.
Câu 3: Chọn những từ phù hợp trong số những từ cho trong ngoặc rồi điền vào chỗ trống trong những trường hợp sau:
1. Cần cung cấp đủ……….;……….cây sẽ sinh trưởng tố cho năng suất cao.
2. Nhu cấu…………và……..là khác nhau đối với từng loại cây và các giai đoạn sống khác nhau trong chu kì sống của cây
3. Nước và muối khoáng trong đất được……….hấp thụ chuyển qua…….tới………….đi lên các bộ phận của cây.
Hướng dẫn giải
1. Nước, muối khoáng
2. Nước, muối khoáng
3. Lông hút, vỏ, mạch gỗ
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Dựa vào kết quả thí nghiệm 1, 2 em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?
Câu 2: Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước?
Câu 3: Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Những loại cây trồng lấy quả, hạt cần nhiều
A. muối đạm và muối lân
B. muối đạm và muối kali
C. muối lân và muối kali
D. muối đạm, muối lân và muối kali
Câu 2: Thực vật cần nhiều nước và muối khoáng ở giai đoạn nào dưới đây?
A. Hạt đang nảy mầm
B. Ra hoa
C. Tạo quả, hình thành củ
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 3: Loại đất nào dưới đây thích hợp để trồng cây công nghiệp?
A. Đất pha cát
B. Đất đá ong
C. Đất đỏ bazan
D. Đất phù sa
Câu 4: Để cho năng suất cao, chúng ta nên trồng các cây hoa màu ở loại đất nào?
A. Đất đỏ bazan
B. Đất phù sa
C. Đất pha cát
D. Đất đá ong
Câu 5: Vì sao khi bị ngập nước lâu ngày, rễ cây sẽ mất đi khả năng hút nước và muối khoáng ?
A. Vì khi đó rễ ở trạng thái trương nước, khiến cho quá trình hút nước ở rễ bị cản trở
B. Vì khi đó cây bị thiếu ôxi nên hô hấp ở rễ bị ngừng trệ, điều này khiến cho tế bào rễ nói chung và tế bào lông hút nói riêng bị hủy hoại, mất đi khả năng hút nước và muối khoáng
C. Vì khi đó lượng nước và muối khoáng dồi dào nên chúng tự thẩm thấu qua toàn bộ bề mặt rễ, đồng thời lông hút sẽ bị tiêu biến do không còn giữ chức năng hút nước và muối khoáng
D. Tất cả các phương án đưa ra
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Xác định và trình bày được con đường rễ cây hút nước, muối khoáng hoà tan.
- Giải thích vai trò của các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.