Sinh học 6 Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

Để giúp các em có thể phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh; Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính; Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi được thụ tinh. Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 31.

Sinh học 6 Bài 31: Thụ tinh, kết quả và tạo hạt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

  • Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và hút chất nhầy từ đầu nhụy tiết ra rồi trương lên và nảy mầm thành ống phấn, tế bào sinh dục đực được chuyển đến phần đầu của ống phấn.
  • Ống phấn xuyên qua đầu nhụy, vòi nhụy đưa tế bào sinh dục đực tiếp xúc với noãn.

 

Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn

1.2. Thụ tinh

  • Trong quá trình thụ phấn, rất nhiều hạt phấn rơi vào đầu nhụy, cùng nảy mầm thành ống phấn chui vào bầu. Trong bầu có nhiều noãn, mỗi ống phấn sẽ tiếp xúc 1 noãn. Nếu 2 ống phấn cùng tiếp xúc với noãn thì tế bào sinh dục nào tiếp xúc trước sẽ được thụ tinh. 

Quá trình thụ phấn và thụ tinh

  • Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái có trong noãn tạo thành một tế bào mới gọi là hợp tử.
  • Sinh sản có hiện tượng thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.

1.3. Kết hạt và tạo quả

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tại sao lại có quả có một hạt, quả nhiều hạt và cả quả không hạt?

Hướng dẫn giải

  • Quả một hạt là do có một noãn hoặc chỉ có một trong nhiều noãn được thụ tinh.
  • Quả nhiều hạt là do nhiều noãn được thụ tinh.
  • Quả không hạt là do hợp tử bị phá hủy sớm hoặc dùng thuốc kích thích bầu phát triển thành hạt.

Câu 2: Từ quả mà chúng ta dùng trong khái niệm thực vật là quả do bộ phận bầu nhuỵ phát triển thành. Thì những quả đó gọi là quả thật. VD: quả lựu , quả cà chua… Nhưng thực tế 1 số quả như quả lê , quả táo tây, ….thì phần ăn được không do bầu nhụy phát triển thành nên gọi là quả giả. Các bộ phận còn lại của hoa như đài, nhụy sẽ biến đổi ra sau?

Hướng dẫn giải

  • Các bộ phận còn lại của hoa như đài, nhụy sẽ héo rụng đi.
  • Tuy nhiên ở một số loài quả dẫn còn lại di tích của một số bộ phận như : đài, vòi nhụy…VD: Chuối, lựu, dâu

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Sau khi thụ phấn đến lúc thụ tinh có hiện tượng nào xảy ra?

Câu 2: Thụ tinh là gì?

Câu 3: Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hiện tượng thụ tinh kép xảy ra ở loài thực vật nào dưới đây ?

A. Rau bợ

B. Thông

C. Mía

D. Dương xỉ

Câu 2: Hoa nhãn có bao nhiêu noãn trong mỗi bông ?

A. 2

B. 1

C. 3

D. 4

Câu 3: Trong các loài hoa dưới đây, loài hoa nào chứa nhiều noãn nhất ?

A. Hoa măng cụt

B. Hoa vải

C. Hoa lạc

D. Hoa na

Câu 4: Sau khi thụ tinh, bầu nhuỵ của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành

A. hạt chứa noãn

B. noãn chứa phôi

C. quả chứa hạt

D. phôi chứa hợp tử

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
  • Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
  • Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM