Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của Sinh học

Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm... Sinh học 6 sẽ có nhiệm vụ như thế nào? Mời các bạn tham khảo tại đây!

Sinh học 6 Bài 2: Nhiệm vụ của Sinh học

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh vật trong tự nhiên

a. Sự đa dạng trong giới sinh vật

Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú. Chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người

Sinh vật trong tự nhiên

b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên

Nhận xét: sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi sinh vật, nấm, thực vật và động vật.

Các nhóm sinh vật trong tự nhiên

1.2. Nhiệm vụ của Sinh học

- Nhiệm vụ của Sinh học: Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường ngoài, tìm cách sử dụng hợp lí chúng, phục vụ đời sống con người.

- Nhiệm vụ của thực vật học:

  • Nghiên cứu hình thái, cấu tạo, hoạt động sống của thực vật.

  • Nghiên cứu đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm thực vật khác nhau.

  • Tìm hiểu vai trò của thực vật trong tự nhiên và trong đời sống con người. 

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Nhiệm vụ của Thực vật học là gì?

Hướng dẫn giải

Thực vật học có nhiệm vụ nghiên cứu tổ chức cơ thể, sự đa dạng, sự phát triển của thực vật, đồng thời tìm hiểu vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người để sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo thực vật.

Câu 2: Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học có hoàn toàn giống nhau không?

Hướng dẫn giải

  • Nhiệm vụ của Sinh học và nhiệm vụ của Thực vật học không hoàn toàn giống nhau, vì nhiệm vụ của Thực vật học chỉ là một phần trong nhiệm vụ của Sinh học.
  • Sinh học có nhiệm vụ rộng hơn không những nghiên cứu thực vật mà còn có nhiệm vụ nghiện cứu toàn bộ sinh giới.

Câu 3: Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?

Hướng dẫn giải

  • Sinh vật trên cạn: Con mèo, con gà, con lợn, chim đà điểu, con công,...
  • Sinh vật dưới nước: Con cá chép, con cá thu, con tôm, con cá voi, cá cảnh...
  • Sinh vật trong cơ thể người: Con ghẻ, con giun đũa, con chấy...

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Sinh học không có nhiệm vụ nào?

Câu 2: Sinh vật nào là vật chủ trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết cho con người?

Câu 3: Kể tên các loại cây có lá được sử dụng làm thức ăn cho con người?

Câu 4: Kể tên những loài động vật có ích đối với con người?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Sinh vật nào dưới đây được xếp vào nhóm thực vật?

A. Con bọ cạp

B. Con hươu

C. Cây con khỉ

D. Con chồn

Câu 2: Theo phân loại học, “cây” nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với những cây còn lại?

A. Cây nấm

B. Cây táo

C. Cây roi

D. Cây gấc

Câu 3: Sinh vật nào dưới đây vừa không phải là thực vật, vừa không phải là động vật?

A. Cây xương rồng

B. Vi khuẩn lam

C. Con thiêu thân

D. Con tò vò

Câu 4: Cặp nào dưới đây gồm hai loài thực vật có môi trường sống tương tự nhau?

A. Rau dừa nước và rau mác

B. Rong đuôi chó và rau sam

C. Bèo tây và hoa đá

D. Bèo cái và lúa nương

Câu 5: Chương trình Sinh học ở cấp Trung học cơ sở không tìm hiểu về vấn đề lớn nào sau đây?

A. Thực vật

B. Di truyền và biến dị

C. Địa lý sinh vật

D. Cơ thể người và vệ sinh

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em phải:

- Nêu được sự đa dạng của sinh giới

- Nêu được nhiệm vụ của sinh học nói chung và sinh học nói riêng

Ngày:15/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM