Sinh học 6 Bài 33: Hạt và các bộ phận của hạt
Nhằm giúp các em tìm hiểu về các bộ phận của hạt: vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ eLib xin gửi đến các em nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 33. Mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các cấu tạo của hạt
A- Một nửa hạt đậu đen đã bóc vỏ; B-Hạt ngô đã bóc vỏ
- Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.
- Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ.
1.2. Phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm
- Cây Hai lá mầm là những cây phôi của hạt có hai lá mầm. Ví dụ: cây đỗ đen, cây lạc, cây bưởi, cây cam,…
- Cây Một lá mầm là những cây phôi của hạt có một lá mầm. Ví dụ: cây ngô, cây lúa, cây kê…
2. Bài tập minh họa
Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?
Hướng dẫn giải
Hạt để làm giống cần đủ các điều kiện sau:
- Hạt to, chắc, mẩy: Có nhiều chất dinh dưỡng và có phôi khỏe.
- Đảm bảo cho hạt nảy mầm phát triển thành cây con.
- Hạt không bị sâu bệnh: Cây non không bị sâu bệnh.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy trình bày dưới dạng sơ đồ các bộ phận của hạt và chức năng của từng bộ phận?
Câu 2: Tìm 3 ví dụ về hạt của cây Hai lá mầm và 3 ví dụ về hạt của cây Một lá mầm? Chúng có đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ ?
A. Cau
B. Lúa
C. Ngô
D. Lạc
Câu 2: Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm ?
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
Câu 3: Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu ?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm
B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm
D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 4: Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây ?
A. Hạt đậu đen
B. Hạt cọ
C. Hạt bí
D. Hạt cải
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Kể tên được các bộ phận của hạt
- Phân biệt được hạt Hai lá mầm và hạt Một lá mầm
- Giải thích được tác dụng của các biện pháp chọn, bảo quản hạt giống