Lý 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm được các khái niệm và đặc điểm về máy phát điện xoay chiều. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Lý 12 Bài 17: Máy phát điện xoay chiều

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Máy phát điện là gì ? 

a. Định nghĩa máy phát điện

Máy phát điên xoay chiều là thiết bị tạo ra dòng điện xoay chiều dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ hay máy phát điện xoay chiều là thiết bị biến đổi cơ năng thành điện năng.

b. Cấu tạo máy phát điện

- Gồm 2 bộ phận chính

  •  Phần cảm: tạo ra từ trường là nam châm (thường là nam châm điện).

  •  Phần ứng: tạo ra dòng điện là cuộn dây.

  • Một trong hai phần đứng yên gọi là Stato, phần còn lại quay quanh một trục gọi là Roto.

1.2. Máy phát điện xoay chiều một pha

a. Cấu tạo và hoạt động máy phát điện xoay chiều một pha

Sơ đồ máy phát điện một pha có 3 cặp cực.

- Cấu tạo gồm các bộ phận chính: 

  • Phần cảm là nam châm vĩnh cữu hay nam châm điện. Đó là phần tạo ra từ trường.

  • Phần ứng là những cuộn dây, trong đó xuất hiện suất điện động cảm ứng khi máy hoạt động.

  • Một trong hai phần đặt cố định, phần còn lại quay quanh một trục. Phần cố định gọi là stato, phần quay gọi là rôto.

- Hoạt động: Khi rôto quay, từ thông qua cuộn dây biến thiên, trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng, suất điện động này được đưa ra ngoài để sử dụng.

b. Tần số của dòng điện xoay chiều

  • Nếu máy phát có 1 cuộn dây và 1 nam châm (một cặp cực), rôto quay n vòng trong 1 giây thì tần số của dòng điện là f = n.

  • Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 giây thì f = np.

  • Nếu máy có p cặp cực và rô to quay n vòng trong 1 phút thì  \(f=\frac{n}{60}p\)

1.3. Máy phát điện xoay chiều ba pha

a. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều ba pha

Sơ đồ cấu tạo máy phát điện xoay chiều ba pha

  • Máy phát điện xoay chiều ba pha cấu tạo gồm stato có ba cuộn dây riêng rẽ, hoàn toàn giống nhau quấn trên ba lỏi sắt đặt lệch nhau \(120^o\) trên một vòng tròn, rôto là một nam châm điện.

  • Khi rôto quay đều, các suất điện động cảm ứng xuất hiện trong ba cuộn dây có cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là \(\frac{2\pi }{3}\)

  • Nếu nối các đầu dây của ba cuộn với ba mạch ngoài (ba tải tiêu thụ) giống nhau thì ta có hệ ba dòng điện cùng biên độ, cùng tần số nhưng lệch nhau về pha là  \(\frac{2\pi }{3}\). 

b. Cách mắc mạch ba pha

  • Mắc hình sao

Mắc hình sao

Ba điểm đầu của ba cuộn dây được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây dẫn, gọi là dây pha. Ba điểm cuối nối chung với nhau trước rồi nối với 3 mạch ngoài bằng một dây dẫn gọi là dây trung hòa.

Khi mắc hình sao ta có: \(U_d=\sqrt{3}U_p\) (\(U_d\) là điện áp giữa hai dây pha, \(U_p\) là điện áp giữa dây pha và dây trung hoà).

  • Mắc hình tam giác

Mắc hình tam giác

Điểm cuối cuộn này nối với điểm đầu của cuộn tiếp theo theo tuần tự thành ba điểm nối chung. Ba điểm nối đó được nối với 3 mạch ngoài bằng 3 dây pha.

c. Dòng ba pha

Dòng điện xoay chiều 3 pha: là hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha được tạo ra từ 3 suất điện động cùng biên độ, cùng tần số, lệch pha nhau từng đôi một 1 góc \(\frac{2 \pi }{3}\).

d. Những ưu việt của dòng ba pha

  • Truyền tải điện năng đi xa bằng dòng ba pha tiết kệm được dây dẫn so với truyền tải điện năng bằng dòng ba pha.

  • Cung cấp điện cho các động cơ ba pha, dùng phổ biến trong các nhà máy, xí nghiệp.

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Xác định tốc độ quay của nam châm điện

Trong máy phát điện xoay chiều một pha, từ trường quay có vectơ \(\overrightarrow B\) quay 300 vòng/ phút tạo bởi 20 cực nam châm điện (10 cực nam và 10 cực bắc) quay với tốc độ bao nhiêu ?

A. 10 vòng/giây

B. 20 vòng/giây

C. 5 vòng/ giây

D. 100 vòng/ giây

Hướng dẫn giải

Tốc độ quay là:

v = 300 vòng/phút = 300/60 (vòng/s) = 5 (vòng/s)  

⇒ Đáp án C

2.2. Dạng 2: Tìm cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm 

Một máy phát điện xoay chiều một pha có điện trở không đáng kể. Nối 2 cực của máy với cuộn dây thuần cảm. Khi roto quay với tốc độ n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là I. Hỏi khi roto quay với tốc độ 3n vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Khi mạch ngoài của máy phát nối với cuộn cảm thì dòng điện qua cuộn cảm không phụ thuộc vào tốc độ quay của roto → khi roto quay với tốc độ n và 3n thì dòng trong mạch luôn là I.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khi máy phát điện ba pha hoạt động, ở thời điểm suất điện động ở một cuộn dây đạt giá trị cực đại e1 = Eo thì suất điện động ở hai đầu cuộn dây còn lại là bao nhiêu?

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số của dòng điện xoay chiều mà máy phát ra là 50 Hz thì roto phải quay với tốc độ bao nhiêu?

Câu 3: Một máy phát điện xoay chiều tạo nên suất điện động e = 220\(\sqrt 2 \)cos100πt (V). Tốc độ quay của roto là 1500 vòng/ phút. Số cặp cực của roto là bao nhiêu?

Câu 4: Một mạch tiêu thụ điện là cuộn dây có điện trở thuần r = 8 Ω, tiêu thụ công suất P = 32 W với hệ số công suất cosφ = 0,8. Điện năng được đưa từ máy phát điện xoay chiều một pha nhờ dây dẫn có điện trở R = 4 Ω. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đường dây nơi máy phát là bao nhiêu?

Câu 5: Một động cơ điện xoay chiều có điện trở dây quấn là 20 Ω. Mắc động cơ vao mạng điện xoay chiều ó điện áp hiệu dụng là 220 V. Giả sử hệ số công suất của động cơ là cosφ = 0,85 không thay đổi, hao phí trong động cơ chỉ dol tỏa nhiệt. Công suất cơ cực đại mà động cơ có thể sinh ra là bao nhiêu?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong máy phát điện xoay chiều 3 pha:

A. Stato là phần cảm, rôto là phần ứng.

B. Phần nào quay là phần ứng.

C. Stato là phần ứng, rôto là phần cảm.

D. Phần nào đứng yên là phần tạo ra từ trường.

Câu 2: Một máy phát điện xoay chiều có điện trở không đáng kể. Mạch ngoài là tụ điện nối tiếp với ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi rôto quay với tốc độ góc 25 rad/s thì ampe kế chỉ 0,1 A. Khi tăng tốc độ quay của rôto lên gấp đôi thì ampe kế chỉ:

A. 0,1 A.      B. 0,05 A.

C. 0,2 A.      D. 0,4 A.

Câu 3: Một máy phát điện xoay chiều 1 pha có rôto gồm 4 cặp cực từ, muốn tần số dòng điện xoay chiều mà máyphát ra là 50 Hz thì rôto phải quay với tốc độ là bao nhiêu?

A. 3000 vòng/phút

B. 1500 vòng/phút

C. 750 vòng/ phút

D. 500 vòng/phút.

Câu 4: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 10 cặp cực (10 cực nam và 10 cực bắc). Rô to quay với tốc độ 300 vòng/phút. Suất điện động do máy sinh ra có tần số bằng:

A. 5 Hz.        B. 30 Hz.

C. 300 Hz.      D. 50 Hz.

Câu 5: Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần ứng gồm bốn cuộn dây giống nhau mắc nối tiếp. Suất điện động xoay chiều do máy phát sinh ra có tần số 50 Hz và giá trị hiệu dụng 100\(\sqrt 2 \) V.Từ thông cực đại qua mỗi vòng của phần ứng là 5/π mWB. Số vòng dây trong mỗi cuộn dây là:

A. 71 vòng.      B. 200 vòng.

C. 100 vòng.      D. 400 vòng.

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Máy phát điện xoay chiều Vật lý 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức hoàn toàn mới liên quan đến Máy phát điện xoay chiều  , các em cần phải nắm được : 

  • Nắm được khái niệm của máy phát điện xoay chiều

  • Nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các loại máy phát điện xoay chiều.

  • Nắm được những ứng dụng vô cùng quan trọng của máy phát điện  trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

  • Hiểu được các dạng bài tập về máy phát điện xoay chiều theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM