Lý 12 Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

Vũ trụ quanh ta có cấu tạo như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, eLib xin chia sẻ với các bạn nội dung bài học. Với phần tóm tắt lý thuyết và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn. Mời các em tham khảo.

Lý 12 Bài 41: Cấu tạo vũ trụ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ Mặt Trời

Quỹ đạo của các hành tinh quay quanh Mặt Trời

a. Mặt Trời

  • Mặt Trời là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, là một quả cầu khí nóng sáng ( 75% khí hidrô, và 23% khí heli )

  • Có bán kính lớn hơn 109 lần bán kính Trái Đất, khối lượng bằng 333000 lần khối lượng Trái Đất

  • Nhiệt độ mặt ngòai là 6000K và trong lòng khoảng hành chục triệu độ

  • Công suất bức xạ là 3,9.1026W, nguồn năng lượng Mặt Trời là phản ứng nhiệt hạch

b. Các hành tinh khác của hệ Mặt trời

  • Có 8 hành tinh trong hệ Mặt trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ Tinh, Thiên vương tinh và Hải vương tinh, chia thành hai nhóm: “nhóm Trái Đất” và “nhóm Mộc tinh”

  • Các hành tinh này chuyển động quanh Mặt trời cùng một chiều trên cùng một mặt phẳng

c. Các tiểu hành tinh

Tiểu hành tinh là những thiên thể có kích thước rất nhỏ, chuyển động trên các quỹ đạo giữa quỹ đạo của Hỏa tinh và Mộc tinh

d. Sao chổi và thiên thạch

  • Sao chổi: là khối khí đóng băng lẫn với đá. Có đường kính vài kilomet, chuyển động xung quang Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip rất dẹt mà Mặt Trời  là một tiêu điểm

  • Thiên thạch là những tản đá chuyển động xung quanh Mặt Trời. Khi thiên thạch bay vào khí quyển Trái đất nó nóng cháy và tạo thành sao băng

1.2. Các sao và thiên hà

a. Các sao

  • Sao là một khối khí nóng sáng giống nhu Mặt Trời

  • Nhiệt độ trong lòng các ngôi sao lên đến hành chục triệu độ

  • Khối lượng cùa sao khảong từ 0,1 đến hành chục lần khối lượng của Mặt Trời

  • Sao đôi: Cặp sao có khối lượng tương đương nhau, quay xung quanh một khối tâm chung

  • Sao mới: Sao có độ sáng tăng lên hàng vạn lần – hàng triệu lần

  • Còn có những sao không phát sáng: các puxa và cac lổ đen

  • Tinh vân : là đám bụi khổng lồ được rọi sáng bởi các ngôi sao gần đó hoặc những đám khí bị ion hóa được phóng ra từ  một sao mới hay siêu mới

b. Thiên hà

  • Thiên hà là một hệ thống sao gồm nhiều lọai sao và tinh vân ( có thể lên đến vài trăm tỉ sao )

  • Thiên hà gần ta nhất là thiên hà Tiên nữ ( cách ta hai triệu năm ánh sáng , 1 năm ánh sáng = 9,47.1012km ).

  • Một thiên hà có đường kính vào khỏang 100000 năm ánh sáng

  • Hình dạng: hình xoắn ốc, hình elipxốit, hình dạng không xác định

c. Thiên hà của chúng ta: Ngân hà

  • Hệ Mặt Trời là thành viên của một thiên hà mà ta gọi là Ngân Hà.

  • Ngân Hà có dạng đĩa, phần giữa phình to, ngoài mép dẹt. Đường kính của Ngân Hà vào khoảng 100000 năm ánh sáng, bề dày chỗ phồng to nhất vào khoảng 15000 năm ánh sáng.

  • Hệ Mặt Trời nằm trên mặt phẳng qua tâm và vuông góc với trục của Ngân Hà, cách tâm khoảng cỡ 2/3 bán kính của nó.

  • Có dạng là hình xoắn ốc

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Nêu những sự tương tự và những sự khác biệt về cấu trúc của hệ Mặt Trời và nguyên tử nêon.

Hướng dẫn giải

So sánh giữa cấu trúc của hệ Mặt Trời và cấu trúc của nguyên tử nêon:

Sự tương tự về cấu trúc giữa hệ Mặt Trời và nguyên tử neon:

  • Một hạt có khối lượng rất lớn nằm tại tâm và các thành viên quay xung quanh.

  • Chuyển động của các thành viên bị chi phối bởi một lực hút xuyên tâm có cường độ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách.

Sự khác biệt về cấu trúc:

  • Trong hệ Mặt Trời, giữa Mặt Trời và các hành tinh có lực hấp dẫn, còn trong nguyên tử nêon, giữa hạt nhân và các electron có lực Cu-lông.

  • Các hành tinh chuyển động trên những quỹ đạo xác định, còn các electron trong nguyên tử lại tồn tại trên những orbitan.

  • Trong hệ Mặt Trời, các thành viên khác nhau; còn trong nguyên tử nêon các thành viên thì giống nhau.

Câu 2: Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà?

A. Sao siêu mới

B. Punxa

C. Lỗ đen

D. Quaza

Hướng dẫn giải

Cấu trúc thành viên của Thiên hà gồm sao siêu mới, punxa, lỗ đen.

⇒ Quaza không phải là cấu trúc thành viên của Thiên hà.

⇒ Chọn đáp án D

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Đường kính của hệ Mặt Trời vào cỡ bao nhiêu?

Câu 2: Mặt Trời thuộc loại sao nào?

Câu 3: Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Hãy sắp sếp tên các hành tinh này từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra.

Câu 4: Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh, nóng sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khối lượng Mặt Trời vào cỡ

A. 2.1028 kg.        B. 2.1029 kg.        C. 2.1030 kg.        D. 2.1031 kg.

Câu 2: Khối lượng Trái Đất vào cỡ

A. 6.1023 kg.        B. 6.1024 kg.        C. 6.1025 kg.        D. 6.1026 kg.

Câu 3: Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo gần tròn có b kính vào khoảng

A. 15.106 km.        B. 15.107 km.        C. 15.108 km.        D. 15.109 km.

Câu 4: Trục quay của Trái Đất quanh mình nó hợp với pháp tuyến của mặt phẳ quỹ đạo của nó quanh Mặt Trời một góc là

A. 20o27'.        B. 21o27'.        C. 22o21'.        D. 23o27'.

Câu 5: Đường kính Trái Đất là

A. 1 600 km.        B. 3 200 km.        C. 6 400 km.        D. 12 800 km.

4. Kết luận

Qua bài giảng Cấu tạo vũ trụ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như: 

  • Trình bày được sơ lược về cấu trúc của hệ Mặt Trời

  • Trình bày được sơ lược về các thành phần cấu tạo của một thiên hà.

  • Mô tả được hình dạng của Thiên hà của chúng ta (Ngân Hà).

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM