Lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
Sử dụng điện như thế nào là an toàn và như thế nào là tiết kiệm? Để hiểu rõ hơn về điều đó, eLib xin chia sẻ bài học về công suất điện thuộc chương trình SGK lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. An toàn khi sử dụng điện
a) Nguyên nhân có thể gây tai nạn điện
-
Xây nhà có ban công gần với đường dây tải điện cao thế.
-
Chạm tay vào vỏ kim loại của đồ dùng điện (thiết bị điện) bị dò điện.
-
Chơi ở gần đường dây dẫn điện cao thế.
-
Đến gần dây dẫn có điện bị đứt và rơi xuống đất.
b) Hậu quả tai nạn điện
Tai nạn điện ảnh hưởng đến tính mạng con người và tài sản...
c) Quy tắc an toàn khi sử dụng điện
- Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng tiêu chuẩn quy định (vỏ bọc cách điện phải chịu được dòng điện định mức quy định cho mỗi dụng cụ điện).
- Mắc cầu chì có cường độ định mức phù hợp với dụng cụ hay thiết bị điện, đảm bảo khi có sự cố xảy xa.
-
Ví dụ: Khi bị đoản mạch, cầu chì kịp nóng chảy và tự động ngắt mạch trước khi dụng cụ điện bị hư hỏng.
- Thận trọng khi tiếp xúc với mạng điện gia đình vì có hiệu điện thế 220 V rất nguy hiểm. Chỉ sử dụng các thiết bị điện khi đảm bảo cách điện.
Lưu ý: Đối với những dụng cụ hay thiết bị điện hư hỏng không biết lí do, không sửa được thì cần phải ngắt điện và báo người lớn hoặc thợ điện, tuyệt đối không được tự ý sửa chữa.
- Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện để đảm bảo an toàn điện.
-
Vỏ kim loại của dụng cụ điện được nối bằng một dây dẫn với chốt thứ ba của phích cắm và được nối đất qua lỗ thứ ba của ổ lấy điện. Dây dẫn điện bị hở và tiếp xúc với vỏ kim loại của dụng cụ. Nhờ dây tiếp đất mà người sử dụng nếu chạm tay vào vỏ dụng cụ cũng không bị nguy hiểm.
- Mỗi chức năng (chiếu sáng, ổ cắm, thiết bị điện công suất lớn) sử dụng một nhánh điện riêng.
- Mỗi nhánh dây điện sử dụng tối đa cho 5 tải tiêu thụ.
1.2. Sử dụng tiết kiệm điện năng
a) Lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng
-
Giảm chi tiêu cho gia đình.
-
Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn.
-
Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải, đặc biệt trong những giờ cao điểm.
-
Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất.
b) Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng
-
Cần lựa chọn sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất phù hợp và chỉ sử dụng chúng trong thời gian cần thiết.
-
Điện năng sản xuất ra cần được sử dụng ngay vì không thể chứa điện năng vào kho. Vào ban đêm lượng điện năng sử dụng nhỏ nhưng các nhà máy điện vẫn phải hoạt động. Do đó việc sử dụng điện vào ban đêm cũng là một biện pháp tốt để tiết kiệm điện năng.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tìm điện năng tiêu thụ của dụng cụ điện
Một bóng đèn dây tóc có công suất 75 W. Một bóng đèn công suất 15 W, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc nói trên. Tính điện năng tiêu thụ của mỗi loại bóng đèn trên trong thời gian 8000 giờ
Hướng dẫn giải
Điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 8 000 giờ là:
Bóng đèn dây tóc: A1 = P1t = 0,075.8000 = 600 kW.h = 2160.106 J.
Bóng đèn compac: A2 = P2t = 0,015.8000 = 120 kW.h = 432.106 J.
2.2. Dạng 2: Tìm cách tránh lãng phí và đảm bảo an toàn điện
Một bạn hay quên tắt điện khi rời khỏi nhà. Em hãy nghĩ cách giúp bạn này để tránh lãng phí điện và đảm bảo an toàn điện
Hướng dẫn giải
Có thể dùng một trong các cách sau đây:
Viết lên một tờ giấy dòng chữ đủ to "Tắt hết điện trước khi ra khỏi nhà" và dán tờ giấy này ở của ra vào, chỗ dễ nhìn thấy nhất.
Treo một tấm bìa có viết dòng chữ "Nhớ tắt hết điện" lên phía trên cửa ra vào, sao cho khi đóng chặt cửa thì tấm bìa tự động hạ xuống ngang trước mặt.
Lắp một chuông điện, sao cho khi đóng chặt cửa ra vào thì chuông kêu để nhắc nhở bạn đó tắt hết điện nếu đi khỏi nhà.
3. Luyện tâp
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Có một bóng đèn compact. Biết rằng một bóng đèn dây tóc bình thường công suất 85 W có thời gian thắp sáng tối đa là 1000 h và giá hiện nay là 3500 đ. Một bóng đèn compact có công suất 15W có độ sáng bằng bóng đèn nói trên có thời gian thắp sáng tối đa là 700 h , nếu giá là 1 kWh là 700 đ.
a) Tính điện năng sử dụng của mỗi loại bóng đèn trên trong 700 h.
b) Tính toàn bộ chi phí (tiền mua bóng đèn điện và tiền điện phải trả) cho việc sử dụng mỗi loại bóng đèn này trong 700 h, nếu giá 700 đ trên 1 kWh.
c) Sử dụng đèn nào lợi hơn? Vì sao?
Câu 2: Một gia đình sử dụng các thiết bị điện đúng công suất định mức gồm: Hai bóng đèn ống 40 W, mỗi ngày sử dụng 5 h; Một nồi cơm điện 1000 W, mỗi ngày sử dụng 40 phút; Một ti vi 25 W, mỗi này sử dụng 3 h; Một bàn là 1000 W, ba ngày sử dụng một lần 10 phút.
a) Tính điện năng mà gia đình này đã tiêu thụ trong 1 tháng (30 ngày).
b) Nếu không sử dụng các thiết bị nóng thì trong 1 tháng gia đình này giảm chi bao nhiêu? Biết rằng 1 kW/h là 700 đ.
Câu 3: Vì sao nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn?
Câu 4: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit… đều có cán được bọc nhựa hay cao su?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây có thể gây nguy hiểm đối với cơ thể người?
A. 6 V
B. 12 V
C. 39 V
D. 220 V
Câu 2: Việc làm nào dưới đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Mắc nối tiếp cầu chì loại bất kì cho mỗi dụng cụ điện.
B. Sử dụng dây dẫn không có vỏ bọc cách điện.
C. Làm thí nghiệm với nguồn điện có hiệu điện thế 45V.
D. Rút phích cắm đèn bàn ra khỏi ổ lấy điện khi thay bóng đèn.
Câu 3: Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì:
A. Dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. Dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người.
C. Như vậy sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. Càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và cho xã hội.
Câu 4: Sử dụng hiệu điện thế nào dưới đây khi làm thí nghiệm là an toàn đối với cơ thể người.
A. Nhỏ hơn hoặc bằng 40 V.
B. Nhỏ hơn hoặc bằng 50 V.
C. Nhỏ hơn hoặc bằng 60 V.
D. Nhỏ hơn hoặc bằng 70 V.
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Nêu được các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
-
Nêu được các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện.
-
Giải thích được cơ sở vật lý của các qui tắc an toàn khi sử dụng điện.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Vật lý 9 Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- doc Lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Lý 9 Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Lý 9 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
- doc Lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Lý 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học