Lý 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm về từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Lý 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua

- Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ bên ngoài của 1 thanh nam châm thẳng.

- Đường sức từ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua là những đường cong khép kín, bên trong lòng ống dây đường sức từ là những đoạn thẳng song song, cách đều nhau.

- Ống dây có dòng điện chạy qua cũng được xem như là một nam châm:

  • Hai đầu của nó cũng là hai cực từ.

  • Đầu ống dây có các đường sức từ đi ra là cực Bắc, đầu kia có các đường sức từ đi vào là cực Nam.

1.2. Quy tắc nắm tay phải

a) Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?

Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào: chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây

b) Quy tắc nắm tay phải

Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Quy tắc nắm bàn tay phải

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Xác định chiều của đường sức từ

Cho nhận xét về chiều của đường sức từ ở hai đầu ống dây so với chiều của các đường sức từ ở hai cực của thanh nam châm

Hướng dẫn giải:

Các đường sức từ tại hai đầu ống dây đi ra ở một đầu và đi vào ở đầu kia cũng giống như của thanh nam châm.

2.2. Dạng 2: Nhận xét hình dạng đường sức từ

Nhận xét về hình dạng của các đường sức từ.

Hướng dẫn giải:

Đường sức từ của ống dây tạo thành những đường cong khép kín.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

Câu 2: Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng?

Câu 3: Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?

Câu 4: Quy tắc nào sau đây xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Quy tắc nắm tay phải được phát biểu:

A. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

B. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

C. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho ngón tay cái hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay còn lại chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

D. Nắm tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái khom lại theo bốn ngón tay chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.

Câu 2: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Chọn phương án đúng về từ cực của cuộn dây.

A. A là cực Bắc

B. A là cực Nam

C. B là cực Bắc

D. Không xác định được

Câu 3: Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai?

Kim nam châm

A. Kim nam châm số 1

B. Kim nam châm số 3

C. Kim nam châm số 4

D. Kim nam châm số 5

Câu 4: Ống dây có chiều dòng điện chạy qua như hình vẽ:

Chọn phương án đúng về từ cực của cuộn dây.

A. A là cực Bắc

B. A là cực Nam

C. B là cực Bắc

D. Không xác định được

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua  cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Từ phổ, đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua
  • Chiều đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua phụ thuộc vào yếu tố nào?
  • Quy tắc nắm tay phải
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM