Lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm về ứng dụng của nam châm. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Loa điện

a) Nguyên tắc hoạt động của loa điện

  • Khi dòng điện vào ống dây thay đổi thì ống dây dao động, làm cho màng loa dao động theo và phát ra âm thanh.

  • Loa điện biến dao động điện thành âm thanh.

b) Cấu tạo của loa điện

 Bộ phận chính của loa điện gồm:

  • Ống dây 

  • Màng loa 

  • Nam châm

Cấu tạo của loa điện

1.2. Rơle điện từ 

a) Cấu tạo và hoạt động của rơle điện từ

  • Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.
  • Có 1 nam châm điện, 1 thanh sắt và 2 mạch điện 1 & 2. 

Cấu tạo của rơle điện từ

b) Làm việc

Khi đóng công tắc K dòng điện chạy qua nam châm điện, nam châm điện hút thanh sắt làm đóng kín mạch điện 2 dòng điện chạy qua động cơ làm việc. 

c) Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ

  • Chuông báo động.

  • Việc sử dụng Nam châm điện thay cho các động cơ nhiệt để vận chuyển hàng hoá (sắt, thép…) trong sản xuất góp phần bảo vệ môi trường.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Trong bệnh viện, làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không thể dùng panh hoặc kim? Bác sĩ đó có thể sử dụng nam châm được không? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.

Câu 2: Tại sao khi đóng công tắc K để dòng điện chạy vào trong mạch điện 1 thì động cơ M ở mạch điện 2 làm việc?

Hướng dẫn giải:

Khi đóng công tắc K để dòng điện chạy trong mạch điện 1 thì nam châm điện hút thanh sắt làm mạch điện 2 trở thành mạch kín. Khi đó có dòng điện chạy trong mạch điện 2 và động cơ M ở mạch 2 làm việc.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

Câu 2: Nam châm điện có cấu tạo gồm nhugnữ bộ phận nào?

Câu 3: Tăng cường độ dòng điện chạy qua các vòng dây thì lực từ của nam châm điện giảm có đúng không? Giải thích?

Câu 4: Sau khi bị nhiễm từ thì cả sắt non và thép đều không giữ được từ tính lâu dài có đúng không?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.

B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Câu 2: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng.

B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng.

C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Câu 3: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

A. Ngược hướng

B. Vuông góc

C. Cùng hướng

D. Tạo thành một góc 450

Câu 4: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

Nếu ngắt dòng điện:

A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép…

B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép…

C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép…

D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép…

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Ứng dụng của nam châm cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm được: 

  • Nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của loa điện 

  • Nắm được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của rơle

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM