Lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
Trong thí nghiệm có hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Nếu sử dụng một hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn khác nhau thì cường độ dòng điện qua chúng có như nhau không? Để trả lời được câu hỏi đó, mời các em cùng nghiên cứu bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Điện trở của dây dẫn
a) Xác định thương số \(\frac{U}{I} \) đối với mỗi dây dẫn
- Đối với một dây dẫn nhất định, tỉ số \(\frac{U}{I} \) có giá trị không đổi.
- Đối với các dây dẫn khác nhau, tỉ số \(\frac{U}{I} \) có giá trị khác nhau.
b) Điện trở
- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.
- Điện trở kí hiệu là R. Đơn vị của điện trở là Ôm (kí hiệu là Ω)
- Các đơn vị khác:
- Kilôôm (kí hiệu là k ): 1 k = 1000
- Mêgaôm (kí hiệu là M ): 1 M = 1000000
- Kí hiệu sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:
- Công thức xác định điện trở dây dẫn: \(R = \frac{U}{I} \)
Trong đó: R là điện trở (Ω)
U: là hiệu điện thế (V)
I: là cường độ dòng điện (A)
1.2. Định luật Ôm
- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
- Hệ thức biểu diễn định luật: \(I = \frac{U}{R} \)
Trong đó: R là điện trở (Ω)
U: là hiệu điện thế (V)
I: là cường độ dòng điện (A)
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Tìm hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở
Cho điện trở R = 15 Ω. Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3 A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Cường độ dòng điện qua điện trở là: I = U/R = 6/15 = 0,4 A.
Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3 A tức là I = 0,7 A.
Khi đó hiệu điện thế là: U = IR = 0,7.5 = 10,5 V .
2.2. Dạng 2: Xác định cường độ dòng điện
Giữa hai đầu một điện trở R = 20 Ω có một hiệu điện thế là U = 3, 2V. Tính cường độ dòng điện I đi qua điện trở này.
Hướng dẫn giải
Cường độ dòng điện qua điện trở: \(I = \frac{U}{R} = \frac{{3,2}}{{20}} = 0,16\,A \)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Đặt hiệu điện thế 10 V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,3 A. Tính trị số của điện trở này.
Câu 2: Dựa vào công thức R = U/I có học sinh phát biểu như sau:
“Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây”. Phát biểu này đúng hay sai? Vì sao?
Câu 3: Đặt hiệu điện thế 6 V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15 A.
a.Tính trị số của điện trở này?
b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở này lên thanh 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi không? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu?
Câu 4: Giữa hai đầu một điện trở R1 = 20 Ω có một hiệu điện thế là U = 3,2 V.
a.Tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó.
b. Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 sao cho dòng điện đi qua R2 có cường độ I2 = 0,8I1. Tính R2
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Điện trở của một dây dàn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây ?
A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.
B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.
C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt váo hai đầu dây dẫn.
D.Giám khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm
Câu 2: Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?
A. \(U = \frac{I}{R} \) B. \(I = \frac{U}{R} \)
C. \(I = \frac{R}{U} \) C. \(R = \frac{U}{I} \)
Câu 3: Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?
A. Ôm (Q) B. Oát (W) C. Ampe (A) D. Vôn (V)
Câu 4: Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm. có thế làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?
A. Chỉ thay đổi hiệu điện thế B. Chỉ thay đổi cường độ dòng điện
C. Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn D. Cả ba đại lượng trên
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Điện trở của dây dẫn– Định luật Ôm cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó… các em cần phải nắm được:
- Nhận biết được đơn vị điện trở và vận dụng được công thức tính điện trở để giải bài tập.
- Phát biểu và viết được biểu thức Định luật ôm.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Vật lý 9 Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- doc Lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Lý 9 Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Lý 9 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
- doc Lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Lý 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học