Sinh học 6 Bài 23: Cây hô hấp không?
Cây thực hiện quá trình quang hợp dưới ánh sáng đã nhả ra khí ôxi nhờ vào lá. Vậy lá cây có hô hấp không? Làm thế nào để biết được? Cùng eLib giải đáp các thắc mắc này thông qua nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 23
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây?
a. Thí nghiệm 1: nhóm Lan và Hải
Hình 2: Kết quả thí nghiệm
Hiện tượng hô hấp ở cây
→ Kết luận: Khi không có ánh sáng, cây thải ra nhiều khí các – bô – níc.
b. Thí nghiệm 2: Thí nghiệm của An và Dũng
1-Túi giấy đen 2-Cốc thủy tinh to 3-Cây trồng trong cốc 4-Diêm 5-Đóm 6-Tấm kính
- Bước 1: Đặt cốc có cây vào cốc thủy tinh to, dùng tấm kính che kín miệng cốc.
- Bước 2: Dùng tờ giấy đen bọc toàn bộ cốc thủy tinh và dặt trong tối 4 tiếng.
- Bước 3: Bóc tờ giấy đen, quẹt que diêm. Mở hé miệng cốc, đưa que diêm ra chỗ miệng cốc.
→ Kết luận: Cây đã lấy khí ôxi từ không khí.
1.2. Hô hấp ở cây
- Sơ đồ hô hấp: Chất hữu cơ + khí ôxi → năng lượng + khí cacbônic + hơi nước.
- Hô hấp là quá trình cây lấy oxy để phân giải các chất hữu cơ, đồng thời thải ra cacbonic và hơi nước.
- Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây đều tham gia hô hấp và trao đổi khí với môi trường.
- Ý nghĩa của hô hấp:tạo ra năng lượng cầ n thiết cho các hoạt động sống của cây.
2. Bài tập minh họa
- An và Dũng đã phải bố trí thí nghiệm thế nào và phải thử kết quả thí nghiệm ra sao để biết cây đã lấy khí oxi của không khí.
- Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 nêu trên em hãy trả lời câu hỏi đầu bài và giải thích vì sao?
Hướng dẫn giải
- An và Dũng sẽ đặt cây vào trong cái cốc sau đó đặt trong túi bóng đen để quá trình hô hấp diễn ra, sau khoảng 4- 6h, 2 bạn đưa que diêm đang cháy vào trong cốc, nếu que diêm bị tắt chứng tỏ cây đã lấy khí oxi của không khí, tạo ra khí cacbonic.
- Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 ta có thể trả lời câu hỏi đầu bài: Lá cây có hô hấp, khi hô hấp lá cây lấy khí oxi và tạo ra khí cacbonic, khí cacbonic không duy trì sự cháy nên ta có thể dùng que diêm đang cháy để kiểm tra vì nó sẽ làm que diêm tắt.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy kể những biện pháp kỹ thuật làm cho đất thoáng (trong điều kiện bình thường và bị ngập lụt)?
Câu 2: Từ kết quả của thí nghiệm 1 ta có thể rút ra được kết luận gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Chỉ hô hấp vào ban đêm
B. Chỉ hô hấp vào buổi sáng
C. Hô hấp suốt ngày đêm
D. Chỉ hô hấp vào ban ngày
Câu 2: Nhóm nào dưới đây gồm những bộ phận của cây xanh xảy ra quá trình hô hấp?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Hoa, quả
C. Rễ, thân
D. Lá, củ
Câu 3: Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp ở cây xanh ?
A. Nước
B. Ôxi
C. Tinh bột
D. Vitamin
Câu 4: Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn ?
A. Tưới nước
B. Vun xới đất
C. Bón phân
D. Phủ rơm rạ
Câu 5: Ở đối tượng nào dưới đây, hoạt động hô hấp diễn ra mạnh mẽ nhất ?
A. Quả chín
B. Hoa đang nở
C. Rễ cây bị ngập nước
D. Củ bị thối rữa
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản để có thể phát hiện được hiện tượng hô hấp ở cây.
- Nhớ được khái niệm đơn giản về hiện tượng hô hấp và hiểu được ý nghĩa hô hấp đối với đời sống của cây. Sơ đồ hô hấp.
- Giải thích vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp của cây.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 6 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
- doc Sinh học 6 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá
- doc Sinh học 6 Bài 21: Quang hợp
- doc Sinh học 6 Bài 22: Ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa quá trình
- doc Sinh học 6 Bài 24: Phần lớn nước vào cây đi đâu?
- doc Sinh học 6 Bài 25: Biến dạng của lá