Toán 3 Chương 2 Bài: Làm quen với biểu thức

Mời các em học sinh tham khảo nội dung bài Làm quen với biểu thức gồm các kiến thức về phép cộng, trừ, nhân, chia biểu thức đã được eLib biên soạn đầy đủ và chi tiết.

Toán 3 Chương 2 Bài: Làm quen với biểu thức

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Kiến thức cần nhớ

- Biểu thức số học bao gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

Ví dụ: 

1 + 2 + 3 

5 x 4 : 2

- Ghi nhớ quy tắc về thứ tự thực hiện các phép tính trong một biểu thức.

  • Trong biểu thức chỉ có chứa phép cộng và phép trừ, ta thực hiện các phép tính theo chiều từ trái sang phải
  • Trong biểu thức chỉ có chứa hai phép toán nhân, chia, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.

1.2. Các dạng toán

a) Dạng 1: Tính giá trị của biểu thức

- Trong biểu thức chỉ chứa phép tính cộng, trừ hoặc nhân, chia ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.

- Trong biểu thức có chứa phép tính nhân, chia và phép tính cộng, trừ

Bước 1: Thực hiện phép nhân, chia trước.

Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.

b) Dạng 2: Nối biểu thức với một giá trị biểu thức đã cho

Bước 1: Tính giá trị biểu thức đã cho

Bước 2: Xem giá trị nào khớp với đáp án biểu thức vừa tính, rồi nối giá trị đó với biểu thức.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Tính các giá trị biểu thức sau:

a) 20 – 5 + 10

b) 60 + 20 – 5

Hướng dẫn giải

a) 20 – 5 + 10 = 15 + 10 = 25

Vậy giá trị biểu thức 20 – 5 + 10 là 25

b) 60 + 20 – 5 = 80 - 5 = 75

Giá trị của biểu thức 60 + 20 – 5 là 75

Câu 2: Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 416 – (25 – 11)

b) (65 + 15) x 2

Hướng dẫn giải

a) 416 – (25 – 11)

= 416 – 14

= 402

b) (65 + 15) x 2

= 80 x 2

= 160

Câu 3: Biểu thức sau có giá trị là số nào?

Hướng dẫn giải

Ta có: 52 + 23 = 75

Nên ta có kết quả

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
  • Biết tính các giá trị biểu thức.
  • Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập.
Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM