Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập các số đến 100000

Mời các em học sinh tham khảo nội dung bài Ôn tập các số đến 100000 gồm các kiến thức về các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, toán đố, đọc số,... trong phạm vi đến 100000. Bài giảng đã được eLib biên soạn đầy đủ và chi tiết giúp các em dễ dàng ôn tập lại kiến thức và chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm.

Toán 3 Chương 5 Bài: Ôn tập các số đến 100000

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các số phạm vi 100000

a) Cách đọc, viết số có 4, 5 chữ số

Đọc các số theo thứ tự từ trái qua phải: hàng trăm nghìn, chục nghìn, nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị

Ví dụ: Đọc các số 307, 351, 574

Hướng dẫn giải

307: Đọc là ba trăm linh bảy

351 đọc là ba trăm năm mươi mốt

574 đọc là năm trăm bảy mươi tư

b) So sánh các số trong phạm vi 100000

- Trong hai số, số nào có nhiều chữ hơn thì lớn hơn

Ví dụ 1000 > 888

- Số nào có ít chữ thì nhỏ hơn

Ví dụ 987 < 1200

- Nếu hai số có cùng chữ số thì ta so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái qua phải

Ví dụ: 3865 < 3983 vì các chữ số hàng nghìn đều là 3, nhưng chữ số hàng trăm thì 9 > 8 nên 3865 < 3983

c) Phép cộng trừ trong phạm vi 100000

Học sinh đặt thẳng hàng rồi tình. Hàng nào gióng thẳng hàng đó và tính.Từ hàng phải sang trái

d) Phép nhân, chia số có 4, 5 chữ số cho số có 1 chữ số

- Phép nhân chúng ta đặt tính rồi tính theo thứ tự từ phải sang trái

- Phép chia chúng ta đặt tính rồi tính theo thứ tự từ trái qua phải

e) Tìm thành phần chưa biết của phép tính (tìm x)

Tìm giá trị của 1 ẩn trong phép tính

Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết

Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ

Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ rồi trừ đi hiệu

Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia

Muốn tìm số chia ta lấy số bị chia rồi chia cho thương

Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết

Trong tính giá trị biểu thức các quy tắc cần nhớ:

Thực hiện phép nhân chia trước, phép cộng trừ sau. Đối với biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia thì thực hiện theo thứ tự từ trái qua phải

Ví dụ: Tìm X, biết X + 5 = 15

Hướng dẫn giải

X + 5 = 15

X = 15 - 5

X = 10

f) Tính giá trị biểu thức

Tính toán theo quy tắc của phép nhân chia cộng trừ đó là nhân chia trước, cộng trừ sau, trong ngoặc trước ngoài ngoặc thực hiện sau

Nếu chỉ có phép nhân, chia thì thực hiện từ trái qua phải

Ví dụ 1: Thực hiện phép tính (không có ngoặc)

225 : 5 + 35 = 80 vì trong phép tính này có phép chia và phép cộng, không có ngoặc nên ta thực hiện theo quy tắc, nhân chia trước cộng trừ sau. và ta có kết quả của phép tính như trên.

Ví dụ 2: Thực hiện phép tính (có ngoặc)

(125 - 15) x 2 = 220 vì trong phép tính này có dấu ngoặc nên ta ưu tiên thực hiện trong ngoặc trước sau đó mới thực hiện ngoài ngoặc, vì thế ta có kết quả của phép tính như trên

1.2. Giải toán có lời văn

a) Dạng toán về hơn kém số đơn vị

Dạng toán đi tính toán thực hiện phép tính bằng phép cộng và trừ. Dựa vào câu hỏi của bài toán

Ví dụ 1: Hoa có 5 quả táo, An hơn Hoa 7 quả. Hỏi An có bao nhiêu quả?

Vì An hơn Hoa 7 quả nên: 5 + 7 = 12 quả táo

Ví dụ 2: Đức có 10 viên bi, Chiến kém Đức 2 viên. Hỏi Chiến có bao nhiêu viên bi?

Vì Chiến kém Đức 2 viên nên: 10 - 2 = 8 viên

b) Dạng toán về gấp số lần, giảm số lần

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với nhiều lần.

Ví dụ: An có 7 bông hoa, Hà có số hoa gấp 3 lần An. Hỏi Hà có bao nhiêu bông hoa?

Hướng dẫn giải

Số bông hoa mà Hà có gấp 3 lần An nên ta có: 7 x 3 = 21 (bông hoa)

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần phải giảm.

Ví dụ: Mẹ có 30 quả lê, sau khi đem cho thì số quả lê giảm đi 6 lần. Hỏi số quả lê mà mẹ còn lại là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Số quả lê mà mẹ còn sau khi đem cho là:

30 : 6 = 5 (quả lê)

Đáp số : 5 (quả lê)

c) Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị

Là dạng toán để giải ra đáp án cần phải làm 2 phép tính

Ví dụ: 3 hàng ghế có 36 học sinh. Hỏi 5 hàng ghế thì có bao nhiêu học sinh?

Hướng dẫn giải

số học sinh ở 1 hàng ghế là: 36 : 3 = 12 (học sinh)

Vậy số học sinh ở 5 hàng ghế là: 12 x 5 = 60 (học sinh)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Viết vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:

Hướng dẫn giải

Câu 2: Đọc các số : 36 982 ; 54 175 ; 90 631 ; 14 034

Hướng dẫn giải

Đọc số theo thứ tự các hàng từ trái sang phải

36 982 đọc là ba mươi sáu nghìn chín trăm tám mươi hai.

54 175 đọc là năm mươi bốn nghìn một trăm bảy mươi lăm. 

90 631 đọc là chín mươi nghìn sáu trăm ba mươi mốt.

14 034 đọc là mười bốn nghìn không trăm ba mươi tư.

Câu 3: Tìm số lớn nhất trong các số sau: 41 590; 41 800; 42 360; 41 785

Hướng dẫn giải

Ta có: 41590 < 41785 < 41800 < 42360.

Số lớn nhất trong các số đã cho là: 42360.

Câu 4: Điền dấu >; < hoặc = thích hợp vào chỗ chấm:

27 469…27 470

70000 + 30000 …99 000

85 100…85 099  

Hướng dẫn giải

So sánh các cặp số cùng hàng theo thứ tự từ trái sang phải.

Ta thực hiện phép tính: 70000 + 30000 = 100000 nên 100000 > 99000

Ta được kết quả sau:

27 469 < 27 470

70000 + 30000  > 99 000

85 100 > 85 099

3. Kết luận

Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:

  • Hệ thống lại kiến thức các số đến 100000 một cách dễ dàng.
  • Vận dụng vào giải bài tập SGK và các bài tập tương tự.
Ngày:22/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM