Giải SGK Lịch Sử 11

Tài liệu Giải SGK Lịch Sử 11 bao gồm các bài giải nằm trong chương trình SGK Lịch Sử 11. Mỗi bài giải trong tài liệu gồm 2 phần phương pháp giải cho từng vấn đề và gợi ý trả lời cụ thể cho mỗi bài tập, tài liệu sẽ giúp các em học sinh dễ dàng hơn trong việc ôn tập lại kiến thức bài học và định hướng phương pháp giải bài tập chuẩn xác nhất. Mời các em cùng tham khảo

1. Bí kíp học hiệu quả môn Lịch Sử 11

Có rất nhiều cách nhớ lâu môn Lịch sử. Dưới đây là 8 cách mang lại hiệu quả nhất mà eLib chia sẻ đến các em học sinh lớp 11. Nếu các em vẫn đang gặp khó khăn trong việc ghi nhớ các chuỗi sự kiện với nhau thì hãy tham khảo ngay bài viết này nhé.

1.1. Xâu chuỗi các sự kiện

Chắc hẳn khi học môn lịch sử không ít em học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì có quá nhiều dữ kiện phải nhớ. Rất nhiều em bị nhầm từ sự kiện này sang sự kiện khác.

Chính vì thế khi học đến một sự kiện lịch sử nào, các em cần đọc hiểu kỹ và nắm rõ về các mốc thời gian, nhân vật. Sau mỗi sự kiện học được các em nên vẽ một sơ đồ biểu diễn các sự kiện cụ thể. Như vậy các em sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó học sinh nên tổng kết lại kiến thức mỗi bài học được theo bảng. Bảng kiến thức ngắn gọn sẽ giúp các em bao quát được tất cả các phần kiến thức quan trọng.

Một cách nhớ lâu môn lịch sử khác mà các em có thể áp dụng đó là viết những sự kiện mình hay quên, hay nhầm lẫn trên tờ giấy nhớ và dán ở bất cứ chỗ nào các em hay nhìn đến nhất. Cách này sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả.

1.2. Lựa chọn thời gian học thuộc kiến thức

- Học sinh nên chọn thời gian và không gian hợp lý giúp ghi nhớ kiến thức tốt hơn

- Với những môn học có nhiều lý thuyết như môn lịch sử thì các em cần lựa chọn thời gian học phù hợp.

- Hãy học vào sáng sớm. Khoảng thời gian buổi sáng từ 4h30-6h là khung giờ vàng để não bộ tiếp thu kiến thức. Lúc này không gian yên tĩnh rất tốt cho việc ghi nhớ.

1.3. Biết cách chọn lọc thông tin để học

Với Lịch sử, việc để nhớ hết tất cả những dữ kiện không phải là một điều dễ dàng. Chúng ta chỉ cần chọn lọc thông tin, học những gì mấu chốt nhất của sự kiện đó. Hãy chú tâm vào những sự kiện nổi bật, quan trọng mà thầy cô thường nhắc tới.

Tuy nhiên cũng không vì thế mà các em học tủ, học lệch. Nhất là những bạn học ban xã hội.

1.4. Liên hệ kiến thức học được với thực tế

Để những dữ kiện lịch sử không bị khô khan thì các em có thể liên hệ với thực tế. Lấy ví dụ minh họa sinh động, thăm quan di tích lịch sử, xem phim tài liệu… Tất cả những việc này sẽ giúp các em nhớ kiến thức nhanh hơn rất nhiều.

1.5. Học đến đâu ghi lại đến đấy 

Các em đừng mong rằng gối sách đầu giường hay ngồi đọc sách không mà kiến thức có thể tự đi vào trí nhớ. Chính vì vậy, cách nhớ lâu môn lịch sử chính là học đến đâu ghi chép đến đấy. Hãy tự viết lại những sự kiện chính sau một bài học.

Thường xuyên tự tổng hợp lại kiến thức và sắp xếp thời gian ôn luyện, các em sẽ nhớ lâu được kiến thức.

1.6. Sử dụng sơ đồ tư duy 

Sử dụng sơ đồ tư duy là cách giúp chúng ta ghi nhớ kiến thức rất tốt

Không chỉ hữu ích với các môn học khác, sơ đồ tư duy cũng rất hữu dụng để các em học Lịch sử. Sơ đồ tư duy giúp các em hệ thống lại kiến thức đầy đủ, nhớ được những mốc quan trọng. Với sơ đồ tư duy các em sẽ tóm gọn được những diến biến của sự kiện. Để sau đó ôn tập bài học một cách dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Hãy sử dụng sơ đồ từ duy như một cách nhớ lâu môn lịch sử nhất và thường xuyên sử dụng.

2. Cách nhớ lâu môn lịch sử

2.1. Nhớ 1 được 2

Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ sự kiện kia. Chỉ cần các em tìm ra cách thức liên kết 2 sự kiện ấy.

Ví như ngày 27 tháng 1 (1973) là ngày kí Hiệp định Pari, đảo lại, ngày 21 tháng 7 (1954) là ngày kí Hiệp định Giơnevơ

Ngày 2 tháng 9 (1945) Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà, đảo lại ngày 9 tháng 2 (1930) là ngày nổ ra cuộc khởi nghĩa Yên Bái…

Với cách này, các em cần tìm chính xác từng cặp đôi sự kiện rồi xem xét để xâu chuỗi chúng lại với nhau theo một sợi dây chung dễ nhớ nhất. 

2.2. Xem phim tài liệu

Hãy xem những cuốn phim tài liệu về Chiến tranh ở Việt Nam, về Chiến dịch Điện Biên Phủ, về chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…và nhiều cuốn phim tài liệu lịch sử khác. Đó cũng là một cách ghi nhớ lịch sử trực quan, sinh động.

Những thước phim sống động sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn, với ấn tượng mạnh hơn mà không hề cảm thấy khô khan như tiếp thu trên trang sách.

Tương tự với “giáo trình” hấp dẫn ấy, các em có thể học Sử qua tranh ảnh…, nếu có điều kiện các em hãy tới thăm quan Bảo tàng quân sự Việt Nam để khắc sâu hơn các kiến thức mình đã học trên lớp. 

2.3. Trao đổi với bạn bè cũng là cách nhớ lâu môn Lịch sử

Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn đề cùng nhua học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học. Ví dụ buổi hôm nay các em sẽ học về chương 1 của lịch sử thế giới. Buổi sau sẽ là bài 5 của Lịch sử Việt Nam…

Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.

Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

2.4. Hệ thống kiến thức trước khi đi ngủ

Các em hãy dành ít nhất 10 phút trước khi đi ngủ để hệ thống lại khối kiến thức đã thu lượm được trong ngày.

Cố gắng nhớ lại trong đầu những sự kiện, như hôm nay mình học về chiến dịch Biên giới thu đông 1950, chiến dịch ấy bắt đầu ngày 16 tháng 9; mở đầu ta tấn công cứ điểm Đông Khê…

Kết thúc chiến dịch ta tiêu diệt và bắt sống trên 11.500 tên, thu trên 3000 tấn vũ khí, giải phóng thêm 4000km2 đất đai và 35 vạn dân…

Chỉ với ít phút đó các em có thể khắc sâu kiến thức thêm một lần nữa. Hôm sau, nếu có thời gian, sau khi hệ thống kiến thức của ngày đó, các em có thể hệ thống kiến thức đã học của ngày hôm kia, rồi ngày hôm kìa…

Học Sử có khó như các em nghĩ? Hãy tìm tòi và trải nghiệm với những phương pháp mới, các em sẽ thấy say mê hơn với môn Sử.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM