Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc CTTG

Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 11. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc CTTG

1. Giải bài 1 trang 68 SGK Lịch sử 11

Trình bày ngắn gọn các giai đoạn phát triển của nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

Phương pháp giải

Từ nội dung chính về tình hình nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đề rút ra những giai đoạn phát triển cơ bản nhất.

Gợi ý trả lời

Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới trải qua những giai đoạn phát triển:

- Giai đoạn 1918 - 1923, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức bước vào thời kì khó khăn, kiệt quệ.

- Giai đoạn 1924 - 1929, Đức bước vào thời kì ổn định và phát triển.

- Giai đoạn 1929 - 1933, thời kì khủng hoảng kinh tế.

- Giai đoạn 1933 - 1939, thời kì Hít-le lên nắm chính quyền và thiết lập chế độ phát xít.

2. Giải bài 2 trang 68 SGK Lịch sử 11

Trong những năm 1933 - 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện chính sách kinh tế, chính trị và đối ngoại như thế nào?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính của cuộc khủng hoảng kinh tế và quá trình Đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức cũng như tình hình nước Đức trong những năm 1933 - 1939 được trình bày ở SGK Lịch sử 11 trang 67, 68 để trả lời câu hỏi này

Gợi ý trả lời

Trong những năm 1933 - 1939, chính phủ Hít-le đã thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, đối ngoại phản động. Cụ thể:

* Chính trị:

- Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.

- Năm 1934, Hít-le tuyên bố hủy bỏ nền Cộng hòa Vai-ma.

* Kinh tế:

- Tổ chức nền kinh tế theo hướng tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.

- Tháng 7-1933, thành lập Tổng hội đồng kinh tế để điều hành hoạt động của các ngành kinh tế.

→ Nền kinh tế Đức thoát khỏi khủng hoảng và phát triển nhanh chóng.

* Đối ngoại:

- Chính quyền Hít-le tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh.

- Tháng 10-1933, Đức tuyên bố rút khỏi Hội Quốc liên để được tự do hành động.

- Năm 1935, ban hành lệnh tổng động viên, tuyên bố thành lập quân đội thường trực và bắt đầu triển khai các hoạt động quân sự.

→ Đức trở thành một trại lính khổng lồ và ráo riết tiến hành các kế hoạch gây chiến tranh xâm lược.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM