Giải bài tập SBT Vật Lí 11 Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch
eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung Hướng dẫn giải bài tập bài Định luật ôm toàn mạch dưới đây, nhằm giúp các em nắm vững cách giải các bài tập chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 9.1 trang 24 SBT Vật lý 11
2. Giải bài 9.2 trang 24 SBT Vật lý 11
3. Giải bài 9.3 trang 24 SBT Vật lý 11
4. Giải bài 9.4 trang 24 SBT Vật lý 11
5. Giải bài 9.5 trang 24 SBT Vật lý 11
6. Giải bài 9.6 trang 24 SBT Vật lý 11
7. Giải bài 9.7 trang 25 SBT Vật lý 11
8. Giải bài 9.8 trang 25 SBT Vật lý 11
9. Giải bài 9.9 trang 25 SBT Vật lý 11
1. Giải bài 9.1 trang 24 SBT Vật lý 11
Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch
A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.
D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.
Phương pháp giải
Dựa vào công thức định luật Ôm: I=U/R rút ra tỉ lệ giữa cường độ dòng điện và điện trở
Hướng dẫn giải
- Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện chạy trong mạch giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
- Đáp án B
2. Giải bài 9.2 trang 24 SBT Vật lý 11
Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi
A. sử dụng các dây dẫn ngắn để mắc mạch điện.
B. nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
C. không mắc cầu chì cho một mạch điện kín.
D. dùng pin hay acquy để mắc một mạch điện kín.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được nguyên nhân của hiện tượng đoản mạch
Hướng dẫn giải
- Hiện tượng đoản mạch của nguồn điện xảy ra khi nối hai cực của một nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ.
- Đáp án B
3. Giải bài 9.3 trang 24 SBT Vật lý 11
Điện trở toàn phần của toàn mạch là
A. toàn bộ các điện trở của nó.
B. tổng trị số các điện trở của nó.
C. tổng trị số các điện trở mạch ngoài của nó.
D. tổng trị số của điện ìrơ trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi này cần nắm được định nghĩa về điện trở toàn phần của mạch
Hướng dẫn giải
- Điện trở toàn phần của toàn mạch là tổng trị số của điện trở trong và điện trở tương đương của mạch ngoài của nó
- Đáp án D
4. Giải bài 9.4 trang 24 SBT Vật lý 11
Cho mạch điện có sơ đồ như Hình 9.1. Suất điện động ξ của nguồn bằng tích của cường độ dòng điện I nhân với giá trị điện trở nào dưới đây ?
A. 12Ω B. 11Ω
C. 1,2Ω D. 5Ω
Phương pháp giải
Tính điện trở tương đương của mạch theo công thức:
\({R_{td}} = r + {R_1} + \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}}\)
Hướng dẫn giải
- Điện trở tương đương của mạch là:
\({R_{td}} = r + {R_1} + \frac{{{R_2}{R_3}}}{{{R_2} + {R_3}}} = 1 + 2 + \frac{{3.6}}{{3 + 6}} = 5{\rm{\Omega }}\)
- Chọn D
5. Giải bài 9.5 trang 24 SBT Vật lý 11
Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng
A. độ giảm điện thế mạch ngoài.
B. độ giảm điện thế mạch trong.
C. tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
D. hiệu điện thế giữa hai cực của nó.
Phương pháp giải
Sử dụng lí thuyết về suất điện động của nguồn điện để trả lời câu hỏi này
Hướng dẫn giải
- Đối với toàn mạch thì suất điện động của nguồn điện luôn có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
- Đáp án C
6. Giải bài 9.6 trang 24 SBT Vật lý 11
Một bộ pin được mắc vào một biến trở. Khi điện trở của phần biến trở mắc trong mạch là 1,65 Ω thì hiệu điện thế ở hai đầu của nó là 3,3V; còn khi điện trở là 3,5 Ω thì hiệu điện thế là 3,5V. Suất điện động của bộ pin này là
A. 2V B. 1V
C. 3V D. 3,7V
Phương pháp giải
Dựa vào điều kiện hoạt động của bộ pin thì suất điện động có giá trị là 3,7V thì phù hợp yêu cầu bài
Hướng dẫn giải
- Suất điện động của bộ pin này là 3,7V
- Đáp án D
7. Giải bài 9.7 trang 25 SBT Vật lý 11
Cho mạch điện có sơ đồ như trên Hình 9.2, trong đó nguồn điện có suất điện động E = 12 V và có điện trở trong rất nhỏ, các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 3 Ω, R2 = 4 Ω và R3 = 5 Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở ?
c) Tính công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất toả nhiệt ở điện trở?
Phương pháp giải
a) Áp dụng công thức:
\(I = \frac{E}{{{R_1} + {R_2} + {R_3}}}\) để tính cường độ dòng điện
b) Hiệu điện thế được tính theo công thức: U=I.R
c) Công sản ra được tính theo công thức: Ang = EIt
Tính công suất tỏa nhiệt theo công thức: P = I2R
Hướng dẫn giải
a) Cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
\(I = \frac{E}{{{R_1} + {R_2} + {R_3}}} = 1A\)
b) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là:
U2 = I.R2 = 4 V.
c) Đổi t = 10 phút = 600s
- Công nguồn điện sản ra trong 10 phút:
Ang = EIt = 7200 J
- Công suất tỏa nhiệt trên điện trở R3 là:
P = I2R3 = 5W.
8. Giải bài 9.8 trang 25 SBT Vật lý 11
Khi mắc điện trở R1 = 4 Ω vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch có cường độ I1 = 0,5 A. Khi mắc điện trở R2 = 10 Ω thì dòng điện trong mạch là I2 = 0,25 A. Tính suất điện động E và điện trở trong r của nguồn điện.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: UN = IR = E - Ir để tìm suất điện động E và điện trở trong r
Hướng dẫn giải
- Áp dụng định luật Ôm dưới dạng UN = IR = E - Ir ta được hai phương trình :
+ 2 = E – 0,5r (1)
+ 2,5 = E – 0,25r (2)
- Giải hệ hai phương trình này ta tìm được suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là :
E = 3V; r = 2Ω.
9. Giải bài 9.9 trang 25 SBT Vật lý 11
Một điện trở R1 được mắc vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong r = 4 Ω thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I1 = 1,2 A. Nếu mắc thêm một điện trở R2 = 2 Ω nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ là I2 = 1 A. Tính trị số của điện trở R1.
Phương pháp giải
Áp dụng công thức: E = I/(RN + r) để tính điện trở
Hướng dẫn giải
- Áp dụng định luật Ôm dưới dạng E = I/(RN + r) và từ các dữ liệu của đầu bài ta có phương trình :
1,2(R1 + 4) = R1 + 6.
- Giải phương trình này ta tìm được R1 = 6 Ω.
10. Giải bài 9.10 trang 26 SBT Vật lý 11
Khi mắc điện trở R1 = 500 Ω vào hai cực của một pin mặt trời thì hiệu điện thế mạch ngoài là U1 = 0,10 V. Nếu thay điện trở R1 bằng điện trở R2 = 1 000 Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài bây giờ là U2 = 0,15 V.
a) Tính suất điện động E và điện trở trong r của pin này.
b) Diện tích của pin là S = 5 cm2 và nó nhận được năng lượng ánh sáng với công suất trên mỗi xentimét vuông diện tích là w = 2 mW/cm2. Tính hiệu suất H của pin khi chuyển từ năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng ở điện trở ngoài R2.
Phương pháp giải
a) Áp dụng công thức: UN = IR = E - Ir để tìm suất điện động E và điện trở trong r
b) Tính hiệu suất chuyển hóa năng lượng theo công thức:
\(\;H = \frac{{{P_{nh}}}}{{{P_{tp}}}}\) với Ptp = wS
Hướng dẫn giải
a) Áp dụng định luật Ôm dưới dạng :
\({U_N} = E - {\rm{Ir}} = E - \frac{{{U_N}}}{R}r\)
và từ các số liệu của đầu bài ta đi tới hai phương trình là :
0,1 = E - 0,0002r
và 0,15 = E - 0,00015r
Nghiệm của hệ hai phương trình này là : E = 0,3 V và r = 1000 Ω
b) Pin nhận được năng lượng ánh sáng với công suất là :
Ptp = wS = 0,01 W = 10-2 W
- Công suất toả nhiệt ở điện trở R2 là Pnh = 2,25.10-5 W.
- Hiệu suất của sự chuyển hoá từ năng lượng ánh sáng thành nhiệt năng trong trường hợp này là:
\(\;H = \frac{{{P_{nh}}}}{{{P_{tp}}}} = {\rm{ }}2,25.10{\;^{ - 3}}\; = {\rm{ }}0,225\% .\)
11. Giải bài 9.11 trang 26 SBT Vật lý 11
Một điện trở R = 4 Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,5 V để tạo thành mạch điện kín thì công suất toả nhiệt ở điện trở này là P = 0,36 W.
a) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R.
b) Tính điện trở trong của nguồn điện.
Phương pháp giải
a) Áp dụng công thức: U = I.R để tính hiệu điện thê
b) Điện trở trong của nguồn được tính theo công thức:
U = E – Ir
Hướng dẫn giải
a) Ta có:
\(P = {I^2}R = 4{I^2} = 0,36W \)
⇒ I=0,3A
⇒ Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R là: U = I.R = 1,2V
b) Điện trở trong của nguồn điện là;
U = E – Ir ⇒ r = 1 Ω.