Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Lý 7 Bài 4 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về định luật phản xạ ánh sáng. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 12 SGK Vật lý 7
Em hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
Phương pháp giải
Để chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng ta cân quan sát thực tế.
Hướng dẫn giải
Một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng: Mặt nước yên tĩnh, bản kim loại nhẵn bóng v.v...
2. Giải bài C2 trang 13 SGK Vật lý 7
Cho tia tới SI đi là là trên mặt tờ giấy. Mặt phẳng tờ giấy chứa tia SI và pháp tuyến (đường thẳng vuông góc với mặt gương) IN của mặt gương tại I. Hãy quan sát và cho biết tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần quan sát thí nghiệm ở hình 4.2
Hướng dẫn giải
Ta thấy tia phản xạ IR nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến IN của mặt gương tại điểm tới I.
Vậy,
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới SI và đường pháp tuyến IN của mặt gương tại I.
-
Góc phản xạ luôn bằng góc tới.
3. Giải bài C3 trang 13 SGK Vật lý 7
Hãy vẽ tia phản xạ IR.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Hướng dẫn giải
- Ta dùng thước đo để đo góc tới \(\widehat {SIN} = i\)
- Từ đó vẽ tia IR khác phía với tia tới SI bờ là pháp tuyến IN sao cho \(\widehat {RIN} = i{'} = \widehat {SIN} = i\)
- Vây, tia IR là tia phản xạ cần vẽ.
4. Giải bài C4 trang 14 SGK Vật lý 7
Trên hình 4.4 vẽ một tia tới SI chiếu lên một gương phẳng M.
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
Hướng dẫn giải
a) Vẽ tia phản xạ.
- Bước 1: Vẽ pháp tuyến IN
- Bước 2: Vẽ tia phản xạ IR sao cho góc phản xạ i' bằng góc tới i.
b) Giữ nguyên tia tới SI, muốn thu được một tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên thì phải đặt gương như thế nào? Vẽ hình?
- Bước 1: Vẽ tia tới SI. Từ I vẽ tia phản xạ IR thẳng đứng từ dưới lên trên.
- Bước 2: Vẽ đường phân giác IN của góc \(\widehat {S{\rm{IR}}}\) ta được \(\widehat {S{\rm{IR}}} = \widehat {N{\rm{IR}}}\). Đường phân giác IN này chính là pháp tuyến của gương.
- Bước 3: Vẽ gương phẳng M vuông góc với IN ⇒ đó là vị trí gương phải đặt.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng- Nguồn sáng và vật sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 7: Gương cầu lồi
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 8: Gương cầu lõm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 7 Bài 9: Tổng kết chương 1: Quang học