Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

Nội dung hướng dẫn Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 18 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật. Mời các em cùng theo dõi. Chúc các em học tốt!

Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Giải bài 1 trang 22 Tập bản đồ Địa lí 10

Em hãy điền các nội dung thích hợp vào chỗ chấm (...) trong các câu sau:

- Giới hạn phía trên của sinh quyển ở độ cao khoảng ................ km.

- Giới hạn phía dưới của sinh quyển tại đáy đại dương ở độ sâu khoảng ............... km.

- Giới hạn phía dưới của sinh quyển ở lục địa xuống tới đáy lớp vỏ phong hóa ở độ sâu khoảng ................. km.

Phương pháp giải

Để hoàn thành các câu trên cần nắm được kiến thức về giới hạn sinh quyển:

- Phía trên

- Phía dưới tại đáy đại dương

- Phía dưới ở lục địa

Hướng dẫn giải

- Giới hạn phía trên của sinh quyển ở độ cao khoảng 22 km.

- Giới hạn phía dưới của sinh quyển tại đáy đại dương ở độ sâu khoảng 11 km.

- Giới hạn phía dưới của sinh quyển ở lục địa xuống tới đáy lớp vỏ phong hóa ở độ sâu khoảng 60 m.

2. Giải bài 2 trang 22 Tập bản đồ Địa lí 10

Dựa vào hình 18 trong SGK ban chuẩn và kiến thức đã học, em hãy nêu ảnh hưởng của độ cao và hướng sườn đến sự phát triển của các vành đai thực vật núi Anpơ.

Phương pháp giải

Căn cứ vào sự phân bố vành đai thực vật theo độ cao ở hình trên để chỉ ra sự ảnh hưởng của độ cao và hướng sườn:

- Độ cao: rừng hỗn hợp, rừng lá kim, cỏ và cây bụi,...

- Hướng sườn: Hướng sườn khác nhau gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng

Hướng dẫn giải

- Độ cao: Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi theo, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Trên dãy An pơ gồm các vành đai thực vật:

+ Từ 0 – 800m là rừng hỗn hợp.

+ 800 – 1800m là rừng lá kim.

+ 1800 – 2000m là cỏ và cây bụi.

+ Trên 2000m là đồng cỏ núi cao, cho đến đá vụn và băng tuyết vĩnh cửu.

- Hướng sườn khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó ảnh hưởng đến độ cao xuất hiện và kết thúc các vành đai thực vật. Sườn phía Nam Anpơ có khí hậu ấm hơn sườn Bắc nên các vành đai thực vật bắt đầu và kết thúc ở độ cao lớn hơn so với sườn Bắc.

3. Giải bài 3 trang 22 Tập bản đồ Địa lí 10

Em hãy nêu các dẫn chứng về những hoạt động tích cực của con người được xem như một nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

Phương pháp giải

Dựa vào sự ảnh hưởng của con người đến sự phát triển và phân bố của sinh vật để chỉ ra các dẫn chứng: 

- Mang các loại cây trồng vật nuôi từ nơi này sang nơi khác

- Lai tạo giống cây trồng, vật nuôi

Hướng dẫn giải

Dẫn chứng về những hoạt động tích cực của con người được xem như một nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật:

- Con người mang các loại cây trồng vật nuôi từ nơi này sang nơi khác, từ châu lục này sang châu lục khác, giúp mở rộng vùng phân bố của các loài động, thực vật. Cụ thể, con người đem các loại cây như cam, chanh, mía từ châu Á sang châu Âu và châu Mĩ, đưa các loại vật nuôi như bò, cừu, thỏ...từ châu Âu sang Ôxtrâylia,...

- Con người áp dụng tiến bộ khoa học – kĩ thuật vào trong lai tạo giống cây trồng, vật nuôi, giúp tạo ra các giống mới có những ưu điểm vượt trội, góp phần vào sự phát triển của động, thực vật.

Ngày:07/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM