Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 43: Địa lí ngành thương mại

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 43: Địa lí ngành thương mại dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 43: Địa lí ngành thương mại

1. Giải bài 1 trang 64 Tập bản đồ Địa lí 10

Hoàn thành sơ đồ về hoạt động của thị trường và nêu khái niệm đơn giản về thị trường?

Phương pháp giải

Cần nắm được kiến thức thị trường để hoàn thành sơ đồ và trình bày khái niệm:

-  Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu (bên bán và bên mua)

Hướng dẫn giải

- Sơ đồ hoạt động của thị trường:

- Khái niệm: Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán (bên bán) và người mua (người mua).

2. Giải bài 2 trang 64 Tập bản đồ Địa lí 10

Thương mại là gì? Vai trò của thương mại đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức ngành thương mại để trả lời về:

- Khái niệm thương mại

- Vai trò của thương mại:

+ Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước

+ Ngoại thương: trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới

Hướng dẫn giải

- Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hoá, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hoá, dịch vụ… cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó.

- Vai trò của thương mại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: Thương mại gồm có hoạt động nội thương và ngoại thương. Mỗi hoạt động có những vai trò nhất định:

+ Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước,thúc đẩy chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá nhân.

+ Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới, góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, khai thác lợi thế của đất nước.

3. Giải bài 3 trang 65 Tập bản đồ Địa lí 10

Phân biệt cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu?

Phương pháp giải

- Cán cân xuất nhập khẩu: Là hiệu số giữa giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu.

- Cơ cấu xuất nhập khẩu: Là tỉ trọng giá trị của các mặt hàng xuất, nhập khẩu trong tổng giá trị xuất, nhập khẩu.

Hướng dẫn giải

- Cán cân xuất nhập khẩu.

+ Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu (kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).

+ Khi xuất khẩu > Nhập khẩu=> Xuất siêu.

+ Xuất khẩu < Nhập khẩu=> Nhập siêu.

- Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu: Phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia, một lãnh thổ:

+ Các nước phát triển: xuất sản phẩm công nghiệp chế biến, nhập nguyên liệu, năng lượng.

+ Các nước đang phát triển: xuất nông sản, khoáng sản, hàng tiêu dùng, nhập nguyên liệu,máy móc.

4. Giải bài 4 trang 65 Tập bản đồ Địa lí 10

Dựa vào bảng số liệu sau về giá trị xuất khẩu và dân số năm 2008 của Hoa Kì, Trung Quốc và Cộng hòa Liên Bang Đức.

- Tính giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người của 3 nước

- Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện giá trị xuất khẩu/người.

Phương pháp giải

- Để tính giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người của 3 nước, ta sử dụng công thức tính:

Giá trị xuất nhập khẩu bình quân đầu người = Giá trị xuất khẩu/ Dân số

- Căn cứ vào số liệu đã xử lí để vẽ biểu đồ cột theo yêu cầu đề bài

Hướng dẫn giải

- Giá trị xuất khẩu bình quân của 3 nước là:

- Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu bình quân đầu người:

Biểu đồ giá trị xuất khẩu bình quân đầu người

Ngày:09/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM