Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của TG
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu sử dụng năng lượng của TG bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 53 Tập bản đồ Địa lí 10
Dựa vào bảng số liệu cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới thời kì 1860 – 2020 (đơn vị %), em hãy vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng toàn thế giới.
Phương pháp giải
Dựa vào số liệu về cơ cấu sử dụng năng lượng kết hợp với kiến thức về cách vẽ biểu đồ miền với trục hoành biểu hiện các mốc thời gian, trục tung biểu hiện số % so với tổng là 100
Hướng dẫn giải
2. Giải bài 2 trang 53 Tập bản đồ Địa lí 10
Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng thế giới, giải thích:
- Củi, gỗ: Được sử dụng sớm, có xu hướng ngày càng giảm nhanh từ 80% năm 1960 còn 5% năm 2000 và tới 2020 chỉ còn 2%. Đây là xu thế đúng vì để bảo vệ rừng.
- Than...............................................................................................................
- Dầu – khí: ......................................................................................................
- Năng lượng nguyên tử, thủy điện:...................................................................
- Năng lượng mới:.............................................................................................
Phương pháp giải
Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét sự thay đổi cơ cấu sử dụng năng lượng:
- Củi, gỗ: có xu hướng ngày càng giảm nhanh
- Than có xu hướng tăng mạnh hoặc có xu hướng giảm nhanh tùy từng giai đoạn
- Dầu – khí: có xu hướng tăng
- Năng lượng nguyên tử, thủy điện: có xu hướng ngày càng tăng
- Năng lượng mới: có xu hướng ngày càng tăng
Hướng dẫn giải
- Củi, gỗ: Được sử dụng sớm, có xu hướng ngày càng giảm nhanh từ 80% năm 1960 còn 5% năm 2000 và tới 2020 chỉ còn 2%. Đây là xu thế đúng vì để bảo vệ rừng.
- Than có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn 1860 – 1920 từ 18% lên 68%, đây là nguồn năng lượng được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp. Từ sau năm 1920, có xu hướng giảm nhanh, từ 68% (năm 1920) xuống còn 16% (năm 2020) vì tìm ra các nguồn năng lượng mới thay thế, có nhiều ưu điểm hơn.
- Dầu – khí: Có xu hướng tăng từ 2% (năm 1860) lên 58% (năm 1980), do có nhiều ưu điểm (khả năng sinh nhiệt lớn, không có tro, dễ nạp nhiên liệu, nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu). Trong giai đoạn 1980 – 2020 có xu hướng giảm xướng từ 58% xuống còn 44% do tìm ra nhiều nguồn năng lượng mới.
- Năng lượng nguyên tử, thủy điện: Được sử dụng muộn, có xu hướng ngày càng tăng từ 3% (năm 1940) lên 22% (năm 2020), do đây là nguồn năng lượng có nhiều ưu điểm.
- Năng lượng mới: Được sử dụng rất muộn, có xu hướng ngày càng tăng, từ 3% (năm 1980) lên 16% (năm 2020). Đây là những nguồn năng lượng có rất nhiều ưu điểm (dồi dào, ít gây ô nhiễm mội trường,...).
Tham khảo thêm
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 33: Vai trò, đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 34: Địa lí các ngành công nghiệp
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 35: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- doc Giải Tập bản đồ Địa lí 10 Bài 36: Thực hành: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới