Chúng ta đã biết kim loại chiếm tới 80% trong tổng số các nguyên tố hoá học và có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất. Để sử dụng kim loại có hiệu quả cần phải hiểu tính chất hoá học của nó. Vậy kim loại có những tính chất hoá học chung nào. Chúng ta nghiên cứu bài Tính chất hoá học của kim loại.
Kim loại đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, vậy kim loại có những tính chất vật lí và có những ứng dụng gì trong đời sống sản xuất. Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó.
Nội dung bài thực hành tiến hành những thí nghiệm kiểm chứng lại tính chất hóa học của axit, bazơ và muối như bazơ tác dụng với dung dịch axit, với muối, dung dịch muối tác dụng với kim loại, với dung dịch muối và với axit.
Bài thực hành giúp rèn luyện các kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của oxit và axit.
Các em đã được tìm hiểu tất cả các loại hợp chất vô cơ, cũng như mối quan hệ của chúng. Để củng cố lại các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ, vận dụng nó để giải một số bài tập nên hôm nay chúng ta sẽ vào tiết luyện tập.
Các em đã được nghiên cứu về tính chất hóa học của 4 loại hợp chất vô cơ là Oxit, Axit, Bazơ và Muối. Vậy 4 loại hợp chất này có sự chuyển đổi qua lại với nhau như thế nào? Và điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì? Để biết điều đó chúng ta đi vào bài mới: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
Trong sự phát triển của thực vật thì những nguyên tố hóa học nào cần thiết phải có? (C, O, H, N, S, K, Ca, Mg...)
Vậy những nguyên tố hóa học này có ở đâu? (Có trong đất và trong phân bón hóa học) Vậy phân bón hóa học có những công dụng như thế nào? Ta thường dùng những loại phân gì? Để hiểu rõ ta cùng tìm hiểu bài học này.
Ở bài học trước các em đã biết những tính chất hóa học của muối. Và chúng ta cũng đã biết trong thực tế hợp chất muối có rất nhiều. Bài học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kali nitrat. Vậy các muối này có những tính chất gì và ứng dụng ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới
Các em đã nghiên cứu các tính chất hóa học của axit, bazơ; Ngoài những tính chất đã tìm hiểu ra. Thì hai hợp chất này còn có thêm một tính chất nữa là tác dụng với muối, vậy Muối tác dụng với axit, bazơ tạo ra sản phẩm gì? Và còn có tính chất nào khác nữa không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Nội dung bài học nghiên cứu về các vấn đề: Natri hiđroxit NaOH và Canxi hiđroxit Ca(OH)2 có những tính chất vật lí, tính chất hóa học nào? Những ứng dụng trong đời sống và sản xuất gồm những gì?
Nội dung bài học chủ yếu đề cập đến tính chất hoá học chung của bazơ (tác dụng với chất chỉ thị màu, và với axit); tính chất hoá học riêng của bazơ tan (kiềm) (tác dụng với oxit axit và với dung dịch muối); tính chất riêng của bazơ không tan trong nước (bị nhiệt phân huỷ).
Nội dung bài giảng ôn tập lại toàn bộ tính chất hóa học của hai nhóm chất cơ bản của hóa học vô cơ là Oxit và Axit. Vậy giữa oxit và axit liên hệ với nhau như thế nào chúng ta cùng nhau hệ thống lại qua bài học này.
Nội dung bài học giúp học sinh biết về các tính chất hóa học của axit HCl, H2SO4 loãng: Biết được cách viết phương trình phản ứng thể hiện tính chất chung của axit. Đồng thời, H2SO4 đặc có những tính chất hoá học riêng: Tính oxi hoá (tác dụng với những kim loại kém hoạt động) tính háo nước, dẫn ra được những phản ứng minh họa cho những tính chất này. Những ứng dụng quan trọng của axit trong sản xuất, trong đời sống.
Nội dung bài học tìm hiểu về Tính chất hoá học của axit như khả năng tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại.
Nội dung bài học giúp học sinh tìm hiểu tính chất vật lý và hóa học của một số oxit quan trọng như canxi oxit, lưu huỳnh đi oxit. Đồng thời, biết các ứng dụng và cách điều chế các oxit đó.
Nội dung bài học đi sâu tìm hiểu tính chất hóa học của oxit và giúp học sinh nắm bắt được cơ sở phân loại oxit.