Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng

Ở bài học trước các em đã biết những tính chất hóa học của muối. Và chúng ta cũng đã biết trong thực tế hợp chất muối có rất nhiều. Bài học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu hợp chất muối quan trọng là Natriclorua và Kali nitrat. Vậy các muối này có những tính chất gì và ứng dụng ra sao? Để hiểu được ta vào bài mới

Hóa học 9 Bài 10: Một số muối quan trọng

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Muối natriclorua (NaCl = 58,5)

a. Trạng thái thiên nhiên

- Trong nước biển thành phần chủ yếu là NaCl. (1m3 nước biển chứa 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và một số muối khác).

- Muối NaCl còn có trong các mỏ muối.

b. Cách khai thác

- Cho nước biển (mặn) bay hơi từ từ → Muối kết tinh.

- Đào hầm, đào giếng sâu qua các lớp đất đá → Đem muối mỏ nghiền nhỏ → Tinh chế để có muối sạch.

Ruộng muối

c. Ứng dụng

Ứng dụng của muối NaCl

1.2. Muối kali nitrat (KNO3 = 101)

Kali nitrat còn có tên gọi khác là diêm tiêu, là chẩt rắn màu trắng

a. Tính chất

Muối KNO3 tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Muối KNO3 có tính chất ôxi hóa mạnh.

2KNO3    →     2KNO2 + O2

b. Ứng dụng

- Chế tạo thuốc nổ đen.

- Làm phân bón (cung cấp nguyên tố nitơ và kali cho cây trồng)

- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp.

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Viết phương trình hóa học

Viết các phương trình phản ứng hóa học theo sơ đồ sau:

Na2O →  NaOH →  Na2SO3 → SO2 → K2SO3

Hướng dẫn giải

Na2O + H2O → 2NaOH 

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2

SO2 + K2O → K2SO

2.2. Dạng 2: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp

Hoà tan trong nước 0,325 g một hỗn hợp gồm 2 muối natriclorua và kaliclorua. Thêm vào dung dịch này một dung dịch bạc nitrat lấy dư. Kết tủa bạc clorua thu được có khối lượng là 0,717g. Tính thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp.

Hướng dẫn giải

Gọi mNaCl là x và mKCl là y ta có phương trình đại số:

x + y = 0,35 (1)

Phương trình hóa học:       

NaCl + AgNO3 → AgCl  + NaNO3

KCl + AgNO3 → AgCl  + KNO3

Dựa vào 2 phương trình hóa học ta tìm được khối lượng của AgCl trong mỗi phản ứng:

m’AgCl = x . = x .   = x . 2,444

mAgCl = y . = y .   = y . 1,919

→ mAgCl = 2,444x + 1,919y = 0,717                 (2)

Từ (1) và (2) → hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
  {x + y = 0,325} \\ 
  {2,444x + 1,919y = 0,717} 
\end{array}} \right. \Rightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}
  {x = 0,178} \\ 
  {y = 0,147} 
\end{array}} \right.\)

% NaCl =  \(\frac{{0,178}}{{0,325}}\).100% = 54,76%

% KCl = 100% - % NaCl = 100% - 54,76% = 45,24%

Vậy trong hỗn hợp: NaCl chiếm 54,76%, KCl chiếm 45,24%

2.3. Dạng 3: Bài tập nhận biết

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

a) Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

b) Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.

Hướng dẫn giải

  • Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng:

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ.

  • Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl.

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

+ Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

+ Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNOthì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO+ 2HNO3 → 2NaNO3 + H2O + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Bằng phương pháp nhận biết hãy nhận biết các lọ mất nhãn:

a) K2SO4, NaCl, KNO3

b) Na2CO3, NaCl, CaCl2, AgNO3

Câu 2: Biết 5 gam hỗn hợp 2 muối là Na2COvà NaCl tác dựng vừa đủ với 20 ml dung dịch HCl, thu được 448 ml khí (đktc).

a) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.

b) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

c) Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 3: Dung dịch A có thể tích 100 ml chứa NaCl 0,5M. Dung dịch B có thể tích 200 ml chứa AgNO3 0,1M. Trộn  dung dịch A với dung dịch B thu được dung dịch C và m gam chất kết tủa.

a. Tính m.

b. Tính nồng độ các chất có trong C.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

A. Nước biển.

B. Nước mưa.

C. Nước sông.

D. Nước giếng.

Câu 2: Nung kali nitrat (KNO3) ở nhiệt độ cao, ta thu được chất khí là:

A. NO

B. N2O

C. N2­O5

D. O2

Câu 3: Điện phân dung dịch natri clorua (NaCl) bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn ta thu được hỗn hợp khí là:

A. H2 và O2

B. H2 và Cl2

C. O2 và Cl2

D. Cl2 và HCl

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Tính chất đặc trưng và ứng dụng của một số muối quan trọng (NaCl và KNO3).
  • Vận dụng vào các bài tâp có liên quan.
Ngày:10/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM