Hoá học 9 Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

Nội dung bài giảng Thực hành Tính chất của Hiđrocacbon rèn luyện khả năng thao tác, lắp ráp, tiến hành các thí nghiệm Điều chế Etilen, Tính chất của Axetilen (tác dụng với Brom, tác dụng với Oxi), tính chất vật lí của benzen.

Hoá học 9 Bài 43: Thực hành: Tính chất của Hiđrocacbon

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

a. Kiến thức

Bằng thực nghiệm, kiểm chứng và khắc sâu kiến thức về tính chất của hiđrocacbon.

b. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

  • Lấy hóa chất lỏng bằng ống nhỏ giọt, không được để ống nhỏ giọt của lọ hóa chất này sang lọ hóa chất khác.
  • Mỗi thí nghiệm cần lấy đúng, đủ số lượng, loại hóa chất.
  • Khi nhỏ dung dịch vào ống nghiệm cần thao tác mọt cách từ từ, để quan sát hiện tượng được rõ ràng.
  • Lắp dụng cụ thí nghiệm đúng cách.
  • Thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sau khi kết thúc buổi thực hành.

1.3. Cơ sở lý thuyết

- Điều chế axetilen:

Phương trình phản ứng: CaC2 + 2H2O → C2H2 + Ca(OH)2

Axetilen là chất khí không màu, ít tan trong nước.

- Tính chất hóa học của axetilen:

Tác dụng với dung dịch nước Brom

C2H2(k) + Br2(dd) → C2H2Br2

C2H2(k) + Br2(dd) → C2H2Br4

- Tác dụng với oxi (phản ứng cháy)

2C2H2 + 5O2 → 2CO2 + 2H2O

- Tính chất vật lí của benzen: Benzen không tan trong nước

2. Tiến hành thí nghiệm

2.1. Thí nghiệm 1: Điều chế axetilen

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, giá đỡ.

- Hóa chất: CaC2.

b. Các bước tiến hành

- Cho vào ống nghiệm 2 đến 3 mẩu CaC2. Nhỏ tử từ từng giọt nước vào ống nghiệm. Thu khí axetilen thoát ra bằng phương pháp đẩy nước.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Có khí không màu thoát ra, không tan trong nước đẩy nước trong ống nghiệm ra ngoài.

d. Giải thích

Vì CaCtác dụng với H2O

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2.

→ Kết luận: Trong phòng thí nghiệm điều chế axetilen bằng cách cho CaC2 tác dụng với H2O.

2.2. Thí nghiệm 2: Tính chất của axetilen (tác dụng với dung dịch brom)

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ.

- Hóa chất: Dung dịch brom, khí axetilen.

b. Các bước tiến hành

- Dẫn khí axetilen vào ống nghiệm đụng 2ml dd brom

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Dung dịch brom có màu vàng cam sau đó nhạt dần.

d. Giải thích

Vì axetilen tác dụng với dung dịch brom tạo dung dịch không màu.

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4.

→ Kết luận: Bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

2.3. Thí nghiệm 3: Tính chất của axetilen (tác dụng với oxi)

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, ống vuốt nhọn.

- Hóa chất: khí axetilen.

b. Các bước tiến hành

- Dẫn axetilen qua ống thủy tinh vuốt nhọn rồi châm lửa đốt khí axetilen thoát ra.

- Quan sát hiện tượng.

c. Hiện tượng

Axetilen cháy với ngọn lửa sáng phản ứng tỏa nhiều nhiệt.

d. Giải thích

Vì axetilen cháy sáng trong không khí sinh ra khí CO2 và H2O

2C2H2 + 5O2 → 4CO2 + 2H2O

2.4. Thí nghiệm 4: Tính chất vật lý của benzen

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet.

- Hóa chất: dung dịch benzen, nước cất, dung dich brom.

b. Các bước tiến hành

- Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2ml nước cất, lắc kĩ. Để yên và quan sát.

- Cho tiếp 2ml dd Br2 loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ và quan sát.

c. Hiện tượng

- Khi cho benzen vào nước, benzen không tan, nhẹ hơn nước và nổi trên mặt nước.

- Khi cho vài giọt dd Brom vào ông nghiệm thì dung dịch có màu vàng nâu nổi lên trên.

d. Giải thích

Vì benzen không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên mặt nước. Benzen tác dụng với nước brom tạo dung dịch màu vàng nâu.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất của hidrocacbon.
  • Khẳng định tính đúng đắn về lý thuyết đã học.
  • Vận dụng vào giải thích các hiện tượng có liên quan.
  • Nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm, rút kinh nghiệm cho lần sau.
Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM