Hoá học 9 Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo

Các em đã được tìm hiểu rất kĩ về rượu etylic, axit axetic và chất béo thông qua các bài giảng trước. Trong bài này các em sẽ hệ thống lại những tính chất của các hợp chất trên và vận dụng để giải một số bài tập liên quan.

Hoá học 9 Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo

1. Tóm tắt lý thuyết

a. Rượu etylic:

- Công thức cấu tạo: CH3-CH2-OH

- Tính chất vật lí: 

  • Là chất lỏng, không màu, sôi ở 78,30, nhẹ hơn nước
  • Tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iốt, benzen,…

- Tính chất hóa học:

  • Phản ứng cháy

C2H6O + 3O2 \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2CO2 + 3H2O

  • Phản ứng với Natri

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

  • Phản ứng với axit axetic (phản ứng este hóa)

C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O

b. Axit axetic

- Công thức cấu tạo: \(\begin{array}{l} C{H_3} - \mathop C\limits_\parallel - OH\\ {\rm{ \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,O}} \end{array}\)

- Tính chất vật lí: là chất lỏng, không màu, vị chua, tan vô hạn trong nước.

- Tính chất hóa học:

  • Tính axit:

- Axit axetic mang tính chất của một axit yếu.

  • Phản ứng với Rượu etylic:

C2H5OH + CH3COOH  CH3COOC2H5 + H2O

c. Chất béo

- Công thức cấu tạo: (R-COO)3C3H5

- Tính chất vật lí: nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong benzen, xăng, dầu hỏa,…

- Tính chất hóa học: 

  • Phản ứng thủy phân trong môi trường axit.

(RCOO)3C3H5 + 3H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\)C3H5(OH)+  3RCOOH 

  • Thủy phân trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hóa)

(RCOO)3C3H5 + 3NaOH  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) C3H5(OH)3  + 3RCOONa

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Phương trình hóa học

Hãy chọn các chất thích hợp điền vào các dấu hỏi rồi viết các phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng sau:

a) C2H5OH + ?  → ? + H2\(\uparrow\)

b) C2H5OH + ?  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) CO2 + ?

c) CH3COOH + ?  CH3COOC2H5 + ?

d) CH3COOH + ?  → (CH3COO)2Mg + ?

e) CH3COOH + KOH → ?  + ?

f) (RCOO)3C3H5 + ? \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) ? + RCOONa

g) CH3COOC2H5 + H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\) ? +  ?

h) C2H4(k) + ?    \(\overset{Axit}{\rightarrow}\)  C2H5OH

i) ? + Zn → (CH3COO)2Zn + ? \(\uparrow\)

k) 2CH3COOH + ? → (CH3COO)2Ca  + ? + H2O

Hướng dẫn giải

a) 2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2\(\uparrow\)

b) C2H5OH + 3O2  \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 2CO2 + 3H2O

c) CH3COOH + C2H5OH  CH3COOC2H5 + H2O

d) 2CH3COOH + Mg  → (CH3COO)2Mg + H2\(\uparrow\)

e) CH3COOH + KOH → CH3COOK  + H2O

f) (RCOO)3C3H5 + 3NaOH \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) C3H5(OH)+ 3RCOONa

g) CH3COOC2H5 + H2O \(\xrightarrow[axit]{t^{0}}\) CH3COOH + C2H5OH

h) C2H4(k) + H2O(l)    \(\overset{Axit}{\rightarrow}\)  C2H5OH

i) 2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2\(\uparrow\)

k) 2CH3COOH + CaCO→ (CH3COO)2Ca  + CO2\(\uparrow\) + H2O

2.2. Dạng 2: Tính chất của axit axetic

Cho 50 ml dung dịch axit axetic tác dụng hoàn toàn với Mg cô cạn dung dịch ta thu được 1,42 g muối.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch axit.

b. Thể tích khí H2 ở đktc sinh ra là bao nhiêu.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học: 

2CH3COOH + Mg  → (CH3COO)2Mg + H2\(\uparrow\)

0,02                     \(\leftarrow\)     0,01       →       0,01

Số mol muối tạo thành là: \({n_{{{(C{H_3}COO)}_2}Mg}} = \frac{m}{M} = \frac{{1,42}}{{142}} = 0,01(mol)\)

a) Nồng độ mol của dung dịch axit là:

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,02}}{{0,005}} = 0,4(M)\)

b) Thể tích khí H2 sinh ra:

\({V_{{H_2}}} = 0,01.22,4 = 0,224(lit)\)

2.3. Dạng 3: Phản ứng este hóa

Có hỗn hợp A gồm rượu etylic và axit axetic. Người ta thực hiện thí nghiệm với hỗn hợp A và thu được kết quả như sau:
- Nếu cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48l khí không màu.
- Nếu cho A phản ứng với Na2CO3 dư và dẫn khí tạo thành qua bình đựng nước vôi trong dư thì thu được 10g kết tủa.
a) Hãy viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. 
Các thể tích khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Hướng dẫn giải

Gọi a,b lần lượt là số mol của rượu và axit
Phương trình phản ứng:

2C2H5OH + 2Na  → 2C2H5ONa + H2

a (mol) →                                   \(\frac{a}{2}\)(mol)

2CH3COOH + 2Na  → 2CH3COONa + H2

b (mol) →                                        \(\frac{b}{2}\) (mol)

Vì khi cho A phản ứng với natri dư thì sau phản ứng thu được 4,48l khí không màu ta có:

\({n_{{H_2}}} = \frac{{(a + b)}}{2} = \frac{{4,48}}{{22,4}} = 0,2 \Rightarrow a + b = 0,4\)      (1)

Khi tác dụng với Na2CO3 thì chỉ có axit tác dụng sinh ra CO2

Phương trình phản ứng:

2CH3COOH + Na2CO3 → (CH3COO)2Ca  + CO2 + H2O

0,2                                              \(\leftarrow\)   0,1

CO2 + Ca(OH)2 (dư) → CaCO3\(\downarrow\)  + H2O

0,1                          \(\leftarrow\)  0,1

Số mol kết tủa CaCO3 là: \({n_{CaC{O_3}}} = \frac{{10}}{{100}} = 0,1(mol)\)

Vậy số mol của axit là 0,2 (hay b = 0,2) ⇒ a = 0,2 (mol)

Khối lượng hỗn hợp A là:

m = maxit axetic + mRượu etylic = 0,2.46 + 0,2.60 = 21,2 (gam)

Phần trăm khối lượng của Rượu etylic là: 

\(\% {m_{{C_2}{H_5}OH}} = \frac{{0,2.46}}{{21,2}}.100 = 43,4\)

Phần trăm khối lượng của Axit axetic là:

\(\% {m_{C{H_3}COOH}} = 100 - \% {m_{{C_2}{H_5}OH}} = 100 - 43,4 = 56,6\)

2.4. Phản ứng xà phòng hóa

Một loại chất béo được điều chế từ C15H31COOH và glixerol C3H5(OH)3

a) Viết phương trình phản ứng

b) Đun nóng 4,03 kg chất béo trên với lượng dung dịch NaOH dư .Tính khối lượng glixerol thu được

c) Tính khối lượng xà phòng bánh chứa 72% muối C15H31COONa điều chế được.

Hướng dẫn giải

a) Phương trình hóa học:

3C15H31COOH + C3H5(OH)3 → (C15H31COO)3C3H5 + 3H2O

b) Số mol chất béo đem phản ứng là: 

\({n_{{{({C_{15}}{H_{31}}COO)}_3}{C_3}{H_5}}} = \frac{{4,03}}{{8,06}} = 0,5(kmol)\)

(C15H31COO)3C3H5 + 3NaOH (dư) \(\overset{t^{0}}{\rightarrow}\) 3C15H31COONa + C3H5(OH)3

 0,5 (kmol) →                                   1,5 (kmol)          0,5 (kmol)

Khối lượng glixerol thu được là: 

\({m_{{C_3}{H_5}{{\left( {OH} \right)}_3}}} = 0,5.92 = 46(kg)\)

c) Khối lượng xà phòng bánh chứa 72% muối C15H31COONa điều chế được là:

mXà phòng \(= 1,5.267.\frac{{100}}{{72}} = 556,25(kg)\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Đun nóng 6 gam CH3COOH với 9,2 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân cân bằng thì được 5,5 gam este. Tính hiệu suất phản ứng este hóa.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 5,3 gam X tác dụng với 5,75 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%). Tính giá trị của m.
Câu 3: Cho 0,3 mol axit X đơn chức trộn với 0,25 mol ancol etylic đem thực hiện phản ứng este hóa thu được thu được 18 gam este. Tách lấy lượng ancol và axit dư cho tác dụng với Na thấy thoát ra 2,128 lít H2. Xác định công thức của axit và hiệu suất phản ứng este hóa.

Câu 4: Cho 4 mol axit axetic tác dụng với hỗn hợp chứa 0,5 mol glixerol và 1 mol etilenglicol (xúc tác H2SO4). Tính khối lượng sản phẩm thu được ngoài nước biết rằng có 50% axit và 80% mỗi ancol phản ứng.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chất tỏa ra năng lượng nhiều nhất khi oxi hóa thức ăn là:

A. Chất đạm

B. Chất bột

C. Chất béo

D. Chất xơ

Câu 2: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo:

A. R-COOH

B. C17H35-COOH

C. C3H5(OH)

D. (C17H35-COO)3C3H5

Câu 3: Có ba lọ không nhãn đựng : rượu etylic, axit axetic, dầu ăn. Có thể phân biệt bằng cách nào sau đây ?

A. Dùng quỳ tím và nước.

B. Khí cacbon đioxit và nước.

C. Kim loại natri và nước.

D. Phenolphtalein và nước.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung:

- Công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng) và mối liên hệ giữa các chất.

- Cách điều chế và ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic và chất béo.

- Xác định đúng công thức phân tử, công thức cấu tạo khi biết tính chất của chất.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM