Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

Nội dung bài giảng ôn tập lại toàn bộ tính chất hóa học của hai nhóm chất cơ bản của hóa học vô cơ là Oxit và Axit. Vậy giữa oxit và axit liên hệ với nhau như thế nào chúng ta cùng nhau hệ thống lại qua bài học này.

Hóa học 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất hóa học của oxit

Mối liên hệ giữa oxit axit và oxit bazơ

Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của oxit

(1) CuO + 2HCl → CuCl2 + H2

(2) CO+ Ca(OH)→ CaCO3  + H2O

(3) CaO + CO→ CaCO3

(4) Na2O + H2O → 2NaOH 

(5) P2O+ 3H2O → 2H3PO4

1.2. Tính chất hóa học của axit

Tính chất hóa học của Axit

Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của axit

(1) 2HCl + Mg → MgCl2 + H2 

(2) 3H2SO4 + Fe2O→ Fe2(SO4)3 + 3H2O

(3) 3HCl + Fe(OH)→ FeCl3+ 3H2O

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Viết phương trình hóa học của oxit và axit

Cho các chất sau : SO2, Fe2O3, K2O, BaO, P2O5 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với:

a. Nước                         

b. Axit clohiđric 

c. Kali hiđroxit

Hướng dẫn giải

a. Những chất tác dụng với nước là: SO2, K2O, BaO, P2O5.

SO2 + H2O → H2SO3 

K2O + H2O → 2KOH

BaO + H2O → Ba(OH)

P2O5 +3H2O → 2H3PO4 

b. Những chất tác dụng với HCl là: Fe2O3, K2O, BaO.

6HCl + Fe2O3 → 2FeCl3+ 3H2O

2HCl + K2O → 2KCl+ H2O

2HCl  + BaO → BaCl+ H2

c. Những chất tác dụng với dd KOH: SO2, P2O5.

2KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

6KOH + P2O5 → 2K3PO4 + 3H2

2.2. Dạng 2: Xác định khối lượng các chất tham gia và tạo thành

Cho 1,12 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 100ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.

c. Tính khối lượng chất kết tủa thu được.

Hướng dẫn giải

a. Phương trình hóa học xảy ra

CO2   +  Ba(OH)2  →  BaCO3  +   H2O

b. Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng là:

CO2  +   Ba(OH) →  BaCO3   +    H2O

1mol         1mol           1mol

0,05mol     0,05mol      0,05mol

\({C_M} = \frac{n}{V} = \frac{{0,05}}{{0,1}} = 0,5M\)

c. Khối lượng BaCO3 thu được:

\({m_{BaC{O_3}}} = n.M = 0,05.197 = 9,85(g)\)

2.3. Dạng 3: Xác định công thức hóa học

Lập công thức hóa học của một oxit kim loại hóa trị II biết rằng cứ 30ml dung dịch HCl nồng độ 14,6% thì hòa tan hết 4,8g oxit đó.

Hướng dẫn giải

Đặt công thức hóa học của kim loại cần tìm là: RO.

Phương trình hóa học của phản ứng: RO + 2HCl → RCl2 + H2O

Số mol axit HCl: nHCl = 30.14,6/100.36,5 = 0,12 mol 

Số mol oxit : nRO = 0,12 : 2 = 0,06 mol 

Khối lượng mol của oxit là 4,8 : 0,06 = 80g

Phân tử khối của oxit là RO = 80 

Nguyên tử khối của R bằng: 80 – 16 = 64 đvc. 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Có những chất sau: Cu, Zn, MgO, NaOH, Na2CO3. Hãy dẫn ra những phản ứng hoá học của dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 loãng với những chất đã cho để chứng minh rằng hai axit này có tính chất hoá học giống nhau.

Câu 2: Cho các chất: Cu, Na2SO3, H2SO4.

a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế SO2 từ các chất trên.

b) Cần điều chế n mol SO2, hãy chọn chất nào để tiết kiệm được H2SO4. Giải thích cho sự lựa chọn.

Câu 3: Cho 14,5 gam hỗn hợp (Fe, Zn, Mg) tan hết trong H2SO4 loãng , thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch A.Cô cạn dung dịch A thu được m (gam) muối.

a) Tính m = ?       

b) Tính V lít H2SO4 2M

Câu 4: Dẫn luồng khí CO dư qua ống đựng 0,03 mol oxit sắt, khí sau phản ứng cho vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 g kết tủa. Xác định công thức hóa học của oxit sắt trên.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Cho cùng một lượng sắt và kẽm tác dụng hết với axit clohiđric:

A. Lượng H2 thoát ra từ sắt nhiều hơn kẽm.

B. Lượng H2 thoát ra từ kẽm nhiều hơn sắt.

C. Lượng H2 thu được từ sắt và kẽm như nhau.

D. Lượng H2 thoát ra từ sắt gấp 2 lần lượng H2 thoát ra từ kẽm.

Câu 2: Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

A. Phản ứng trung hoà

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng hoá hợp

D. Phản ứng oxi hoá – khử

Câu 3: Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl , dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:

A. Quì tím, dung dịch NaCl

B. Quì tím, dung dịch NaNO3

C. Quì tím, dung dịch Na2SO4

D. Quì tím, dung dịch BaCl2

Câu 4: Cho magiê tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xãy ra theo phản ứng sau:

Mg  + H2SO4  (đặc,nóng)  →  MgSO4  +  SO +  H2O. Tổng hệ số trong phương trình hoá học là:

A. 5

B. 6

C. 7

D. 8

Câu 5: Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ?

A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.

B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.

C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan.

D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần.

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm: tính chất hóa học của hai nhóm chất cơ bản của hóa học vô cơ là oxit và axit. 

Sơ đồ tư duy bài luyện tập tính chất hóa học của Oxit

Tính chất hóa học của axit

Ngày:07/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM