Hoá học 9 Bài 54: Polime

Polime là nguồn nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Vậy Polime là gì? Nó có cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Polime thông qua nội dung bài học này.

Hoá học 9 Bài 54: Polime

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm về polime

Khái niệm: Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

Phân loại:

  • Polime thiên nhiên: tinh bột, xenlulozơ,cao su thiên nhiên …
  • Polime tổng hợp: polietilen, polivinylclorua, tơ nilon..

Polime

1.2. Cấu tạo và tính chất của polime

a) Cấu tạo

  • Gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau
  • Mạch thẳng, mạch nhánh và mạng không gian.
  • Một số ví dụ về mắt xích của Polime
 

Một số mắt xích Polime

mạch phân tử polime

a) Mạch không phân nhánh (ví dụ: Polietylen, xenlulozơ, Poli vinyl clorua...)

b) Mạch phân nhánh (ví dụ: Amilopectin của tinh bột)

c) Mạch không gian (ví dụ: Cao su lưu hóa)

b) Tính chất vật lí của Polime

Chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường. Một số polime tan được trong axeton 

1.3. Ứng dụng của polime

a) Chất dẻo

Khái niệm: Chất dẻo là loại vật liệu chế từ polime có tính dẻo.

Thành phần:

  • Chất hoá dẻo: là làm tăng tính dẻo để dễ gia công, tạo hình.
  • Chất độn: làm tăng độ bền cơ học, độ bền nhiệt, tính chịu nước, chịu axit, chịu ăn mòn…
  • Chất phụ gia: tạo màu ,mùi

Một số chế phẩm được tạo ra từ chất dẻo

b) Tơ

Khái niệm: Tơ là những polime có cấu tạo mạch thẳng 

Phân loại: Tơ thiên nhiên, tơ hoá học (tơ nhân tạo, tơ tổng hợp) 

Lụa tơ tằm

c) Cao su

- Khái niệm: Cao su là polime có tính đàn hồi

- Tính chất: Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, chịu axit, kiềm… 

- Phân loại: Cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp

Nệm làm từ cao su

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Hệ số polime hóa

Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

PVC là viết tắt của từ Poli Vinyl Clorua.

Ta có mắt xích của PVC là: Vinyl clorua có MMắt xích = 62,5

Hệ số polime hoá của PVC là: \(n = \frac{{750000}}{{62,5}} = 12000\)

2.2. Dạng 2: Hiệu suất phản ứng

Poli(vinyl clorua), viết tẳt là PVC, được điều chế từ vinyl clorua CH2 = CH - Cl

a) Viết phương trình hoá học của phản ứng.Poli(vinyl clorua), viết tẳt là PVC, được điều chế từ vinyl clorua

b) Tính khối lượng poli(vinyl clorua) thu được từ 1 tấn vinyl clorua, biết hiệu suất của phản ứng là 90%.

c) Để thu được 1 tấn PVC cần bao nhiêu tấn vinyl clorua, giả thiết hiệu suất phản ứng là 90% ?

Hướng dẫn giải

Phản ứng điều chế PVC :

b) Theo phản ứng cứ 62,5n tấn CH2 = CH - Cl thì thu được 62,5n tấn PVC.

Vậy từ 1 tấn vinyl clorua sẽ thu được 1 tấn PVC.

Vì hiệu suất phản ứng là 90% nên khối lượng PVC thực tế thu được là: 91.90/100 = 0,9 tấn

c) Khối lượng PVC cần dùng là: 1/90 . 100 = 1,11 tấn

2.3. Dạng 3: Xác định công thức polime

Có các polime sau

Hãy viết công thức chung của polime trên và cho biết chúng được tạo ra từ monome nào.

Hướng dẫn giải

 monome là 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trùng hợp 2,24 lít C2H4 (đktc), nếu hiệu suất phản ứng là 80% thì khối lượng polime thu được là bao nhiêu? Biết hệ số trùng hợp là 500.

Câu 2: Có các polime sau

a) 

b) 

Hãy viết các công thức chung của các polime trên và cho biết chúng được tạo ra từ những monome nào.

Câu 3: Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ số mol CO2 : số mol H2O = 1 : 1.

Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: polietilen, poli(vinyl clorua), tinh bột, protein? Tại sao?

Câu 4: Poli (vinyl clorua) viết tắt là PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da,... PVC có cấu tạo mạch như sau:

---CH2 - CHCl - CH2 - CHCl - CH2 - CHCl---

a) Hãy viết công thức chung và công thức một mắt xích của PVC.

b) Mạch phân tử PVC có cấu tạo như thế nào?

c) Làm thế nào để phân biệt được da giả làm bằng PVC và da thật?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Một polime (Y) có cấu tạo mạch như sau:

…. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –…

Công thức 1 mắt xích của polime (Y) là:

A. –CH2 –CH2 –CH2 –

B. –CH2 –CH2 –CH2 –CH2 –

C. –CH2 –

D. –CH2 –CH2 –

Câu 2: PVC là polime có nhiều ứng dụng trong thực tiễn như làm ống dẫn nước, đồ giả da, vải che mưa ….. Công thức một mắc xích của PVC là

A. 

B. 

C. 

D. 

Câu 3: Polime có công thức : (CH2-CH(CH3) )nlà sản phẩm của quá trình trùng hợp monome nào sau đây ?

A. etilen    B. stiren    C. propilen.    D. butađien-1,3

4. Kết luận

  • Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE, PVC từ các monome.
  • Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp.
  • Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, phân loại polime ( polime thiên nhiên và polime tổng hợp).
  • Tính chất chung của polime.
Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM