Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có lời giải chi tiết

Nhằm giúp các bạn ôn thi dễ dàng, eLib đã tổng hợp và chia sẽ đến các bạn Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có lời giải chi tiết dưới đây. Hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có lời giải chi tiết

  Câu 1: Trình bày khái niệm tư tưởng và tư tưởng HCM? Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên?

* Khái niệm tư tưởng và tư tưởng HCM:

Khái niệm tư tưởng:

Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của con người với thế giới xung quanh.  Trong thuật ngữ “tư tưởng HCM”, khái niệm “tư tưởng” có ý nghĩa  ở tầm khái quát triết học. Khái niệm “tư tưởng” ở đây không phải dùng với nghĩa tinh thần – tư tưởng, ý nghĩa tư tưởng của một cá nhân, một cộng đồng, mà vơis nghĩa là một hệ thống những quan điểm, quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền tảng triết học (thế giới quan và phương pháp luận) nhất quán, đại biểu cho ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thànhtrên cơ sở thực tiễn nhất định và trở lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.Khái  niệm “tư tưởng"liên quan trực tiếp đến khái niệm “nhà tư tưởng”. Một người xứng đáng là nhà tư tưởng ,theo V.I.Lênin, khi người đó biết giải quyết trước người khác tất cả những vấn đề chính trị – sách lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào không phải một cách tự phát.

Khái niệm tư tưởng HCM:

Quá trình nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể đến hệ thống hoàn chỉnh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã khẳng định: Đảng Cộng Sản Việt Nam là sản phẩm của sự kếp hợp của chủ nghĩa mác - Lênin với phong trào cong nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam và " Tư tưởng Hồ Chí Minh chính là kết quả sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào đièu kiện cu thể của nước ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của cả dân tộc”

Kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh được tiến hành nghiêm túc và đạt được những kết quả khả quan. Đạii hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX(2001) đã xác định khá toàn diện và có hệ thống những vấn đề cốt yếu thuộc nội hàm khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh như sau: " Tư tưởng hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội...

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta"

Trong định nghĩa này, Đảng ta bước đầu làm rõ được:

- Bản chất cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Nội dung cơ bản nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh

- Giá trị, ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh

  * Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên:

 Đối với sinh viên, người trí thức tương lai của nước nhà, việc học tập tư tưởng HCM có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,hội nhập quốc tế.

- Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác:

  Tư tưởng HCM soi đường cho Đảng và nhân dân Việt Nam trên con đường thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ văn minh. Thông qua việc làm rõ và truyền thụ nội dung quan điểm lý luận của HCM về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, làm cho sinh viên nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng HCM đối với đời sống cách mạng Việt Nam; làm cho tư tưởng của Người ngày càng giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của thế hệ trẻ nước ta.

Thông qua học tập, nghiên cứu tư tưởng HCM để bồi dưỡng, củng cố cho sinh viên, thanh niên lập trường, quan điểm cách mạng trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa vã hội, tích cực,chủ động đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng HCM, đường lối, chủ trương, chính sách,pháp luật của Đảng và nhà nước ta; biết vận dụng tư tưởng HCM vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống

- Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức CM và rèn luyện bản lĩnh chính trị:

Tư tưởng HCM giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất CM cho cán bộ Đảng viên và toàn dân biết sông hợp lí, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái xấu, cái ác. Học tập tư tưởng HCM giúp nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng Sản, về Tổ Quốc VN, tự nguyện “sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

Trên cơ sở kiến thức đã học được, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp CM theo con đường HCM và Đảng ta đã lựa chọn…

Câu 2: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa?

 * Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa:

- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc.

HCM không bàn về vấn đề dân tộc nói chung. Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc VN, đặc điểm của thời đại, Người dành sự quan tâm đến các thuộc địa, vạch ra thực chất của vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức bốc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.

Trong những tác phẩm của Người, đặc biệt những bài có tiêu đề Đông Dương và nhiều bài khác, Người lên án mạnh mẽ chế độ cai trị hà khắc, sự bốc lột tàn bạo của thực dân Pháp ở Đông Dương trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Người chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa, đó là mâu thuẫn không thể điều hòa được.

- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc.

Để giải phóng dân tộc cần lựa chọn một con đường phát triển của dân tộc, vì phương hướng phát triển dân tộc quy định những yêu cầu và nội dung trước mắt của cuộc đấu tranh giành độc lập. Mỗi phương hướng phát triển gắn liền với một hệ tư tưởng và một giai cấp nhất định.

Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại, HCM khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trng bối cảnh thời đại mới là CNXH.

Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một vấn đề hết sức mới mẽ. Từ một nước thuộc địa đi lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược khác nhau. Trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng Sản VN, HCM viết: “làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hộ Cộng Sản” con đường đó kết hợp trong đó cả nội dung dân tộc, dân chủ và CNXH; xét về thực chất chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

“Đi tới xã hội Cộng Sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành các cuộc CM chống đế quốc và chống phong kiến cho triệt để.

Con đường đó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. Đó cũng là nét độ đáo, khác biệt với con đường phát triển của các dân tộc đã  phát triển lên CNTB ở phương tây.

b) Độc lập dân tộc là nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa.

- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại.

Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người hoàn toàn khác với các học giả tư sản và những nhà tư tưởng hay triết học của nhân loại, cách tiếp cận của Người “hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc. Người xuất phát từ truyền thống dân tộc, từ đặc điểm của thời đại và con người hiện thực để xem xét và giải quyết vấn đề quyền con người. Với cách xem xét đó thì quyền con người ở Việt Nam chỉ có thể được giải quyết thông qua một cuộc cách mạng hiện thực”. Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong hai bản Tuyên ngôn Độc lập của Cách mạng Mỹ 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, trong Tuyên ngôn độc lập của Mỹ khẳng định: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp khẳng định: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Như vậy, từ quyền con người mà thành tựu các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp đưa lại, Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền dân tộc, Người khẳng định: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Từ lý luận về quyền con người mà hai cuộc cách mạng Mỹ và Pháp xác lập, trở thành giá trị phổ biến, khi lý luận xâm nhập vào thực tiễn, cụ thể là thực tiễn của cách mạng Việt Nam đã hình thành một khái niệm mới, đó là quyền dân tộc. Hồ Chí Minh đã nâng quyền con người lên thành quyền dân tộc là hợp với lẽ tự nhiên, vì quyền con người nằm trong quyền dân tộc, vi phạm quyền dân tộc, điều đó cũng có nghĩa là vi phạm quyền con người. Điều này nó trái với chân lý đã được khẳng định trong Tuyên Ngôn của Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp.

Với cách tiếp cận này, Hồ Chí Minh đã đặt quyền con người vào trong quyền dân tộc, một bộ phận trong quyền dân tộc, muốn giải phóng con người thì phải giải phóng dân tộc, vì không thể có tự do cho mỗi con người, nếu dân tộc còn nô lệ, mất độc lập tự do; không thể có tự do hạnh phúc cho mỗi con người, nếu dân tộc còn nghèo nàn lạc hậu.

- Nội dung của độc lập dân tộc

Độc lập dân tộc đã trở thành một giá trị thiêng liêng của dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh đã kế thừa những truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Đó là ý thức về sự thể hiện chủ quyền của dân tộc, tiêu biểu như Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Như nước Đại Việt ta từ trước; Vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”. Hay như Lý Thường Kiệt cũng từng khẳng định tương tự: “Sông núi nước Nam vua Nam ở; Rành rành định phận ở sách trời”. Đây là những tư tưởng thể hiện ý thức độc lập tự chủ của dân tộc đã được ghi nhận. Đó là một lẽ tự nhiên.

Kế thừa những tư tưởng đó, khi Việt Nam mất độc lập, dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc. Trong quá trình hoạt động cứu nước tư tưởng về độc lập chủ quyền dân tộc của Hồ Chí Minh là thống nhất trước sau như một. Bao giờ cũng nung nấu một ý chí, quyết tâm để đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là một khát vọng cháy bổng của Hồ Chí Minh và độc lập đã trở thành một nguyên tắc bất biến. Khát vọng đó được Người thể hiện rất rõ khi sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam 1930, Người xác định mục tiêu chính trị của Đảng là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến. Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.

Khi trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8(5.1941) và trong thư Kính cáo đồng bào, chỉ rõ: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Khi thời cơ thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến, Người đưa ra quyết tâm “Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường sơn này cũng phải giành cho được độc lập dân tộc”. Cách mạng Tháng 8 thành công, Người khẳng định cho thế giới biết khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Đối với Hồ Chí Minh, hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

c) Ở các nước đấu tranh giành độc lập dân tộc thì chủ nghĩa dân tộc chân chính vẫn là một động lực lớn của đất nước.

Chủ nghĩa dân tộc mà Hồ Chí Minh phát động ở đây, là chủ nghĩa dân tộc chân chính, nó hoàn toàn xa lạ đối lập với chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vị kỷ, hẹp hòi, chủ nghĩa dân tộc sô vanh. Chủ nghĩa dân tộc chân chính là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Sự khẳng định này là một táo bạo của Hồ Chí Minh, vì lúc này Quốc tế Cộng sản chủ trương chống lại những biểu hiện dân tộc chủ nghĩa, cực đoan, trong đó mang tính tả khuynh. Chúng ta đều biết chủ nghĩa dân tộc vốn gắn với cách mạng tư sản. Nhờ biết nắm ngọn cờ dân tộc, giai cấp tư sản đã tập hợp được lực lượng chống chế độ phong kiến và giáo hội, thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tư sản. Ngọn cờ dân tộc đã đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền và trở thành giai cấp thống trị. Cho nên, khi nói đến chủ nghĩa dân tộc người ta thường nghĩ đến chủ nghĩa dân tộc tư sản hoặc chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi mang ý thức hệ tư sản có sự dung hòa với cả ý thức hệ phong kiến.

Khi nhấn mạnh yếu tố cần phát động chủ nghĩa dân tộc, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ điều kiện lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu, sự đối kháng giai cấp ở Việt Nam lúc này không diễn ra kịch liệt giống như ở phương Tây. Cho nên, cần phải phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết các giai cấp để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Nếu như các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin xem đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp, thì Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa dân tộc là một động lực trong cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khéo léo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, phát động chủ nghĩa dân tộc chân chính. Nhưng danh nhân quốc tế cộng sản mà phát động thì chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ trở thành chủ nghĩa quốc tế. Và Người xem đó là một chính sách mang tính hiện thực tuyệt vời.

Việc phát động chủ nghĩa dân tộc danh nhân quốc tế cộng sản thì chủ nghĩa dân tộc đó không chỉ dừng lại ở tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước nữa mà đã có sự kết hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin mang tính quốc tế, những người cách mạng vô sản, nhất là những người cách mạng ở các nước phương Đông như Việt Nam phải biết nắm lấy nó, sử dụng nó như sử dụng một thứ vũ khí sắc bén chống lại giai cấp tư sản mà chủ nghĩa thực dân, đế quốc là giai đoạn tột cùng của nó. Chính chỗ này là mấu chốt của những quan điểm khác nhau, do không hiểu đầy đủ hoặc cố tình không muốn hiểu quan điểm chính đáng và tư duy biện chứng của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa dân tộc, khiến cho có lúc Hồ Chí Minh bị hiểu nhầm là người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chỉ biết đến lợi ích của dân tộc mình. Song, từ thực tiễn và lịch sử đã chứng minh Hồ Chí Minh đúng khi phát động chủ nghĩa dân tộc.

Hồ Chí Minh đã đặt cách mạng Việt Nam vào trong dòng chảy của cách mạng thế giới, Người viết: “Sự nghiệp cách mạng của người bản xứ gắn mật thiết với sự nghiệp của vô sản thế giới; mỗi khi chủ nghĩa cộng sản giành được một chút ít thắng lợi trong một nước nào đó thì đó cũng là thắng lợi cho người An Nam. Đây là sự kế thừa những tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin. Sinh thời, Ph. Angghen đã chỉ rõ: Những tư tưởng dân tộc chân chính trong phong trào công nhân, bao giờ cũng là những tư tưởng quốc tế chân chính. Nguyễn Ái Quốc đã kiến nghị một Cương lĩnh hành động với Quốc tế Cộng sản phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ danh nhân quốc tế cộng sản và chủ nghĩa ấy thắng lợi sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng. Phát động chủ nghĩa dân tộc bởi vì Nguyễn Ái Quốc thấy rằng: “Trong cuộc giải phóng ấy, người ta sẽ không làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên động lực duy nhất và vĩ đại ấy trong đời sống của họ”.

Nếu các nhà kinh điển cho rằng, đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp, thì Hồ Chí Minh vận dụng vào điều kiện mới của Việt Nam và khẳng định chủ nghĩa dân tộc là động lực quyết định thắng lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Câu 3: Trình bày quan điểm Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam trong thời kì quá độ.

NỘI DUNG VỀ CHÍNH TRỊ

* Giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân, trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo.  Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền phải thường xuyên tự chỉnh đốn, đổi mới.

Để xứng đáng là một Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp cách mạng to lớn của giai cấp và dân tộc, một đảng “vừa là đạo đức, vừa là văn minh”, một đảng tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, Đảng phải thường xuyên chăm lo đến việc chỉnh đốn và đổi mới bản thân mình. Chỉnh đốn và đổi mới Đảng nhằm làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực trước những yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng đặt ra.Trước lúc đi xa, Người còn để lại những lời tâm huyết, căn dặn toàn Đảng: “Việc cần làm phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi Đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”

Như vậy đổi mới và chỉnh đốn là hai mặt có quan hệ mật thiết với nhau. Đổi mới Đảng là phải xóa bỏ cái lạc hậu, lỗi thời hay sai trái để tạo ra những cái mới, đúng đắn hơn, tiến bộ. Còn chỉnh đốn Đảng là sắp xếp lại những cái đúng vốn có trước kia đến nay vẫn còn giá trị đúng đắn nhưng đã bị làm sai lệch. Xây dựng Đảng phải tiến hành trên cả hai mặt trận đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Hai mặt này quan hệ chặt chẽ với nhau, chỉnh đốn là tiền đề cho đổi mới, đổi mới để đem lại cho Đảng một chất lượng mới, một tầm cao mới; chỉnh đốn để tồn tại, đổi mới để phát triển.  

* Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội

Kinh tế, Người nhấn mạnh việc tăng năng suất lao động trên cơ sở tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa; xây dựng cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế và lãnh thổ chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu về tư liệu sản xuất, đồng thời coi trọng quan hệ phân phối và quản lý kinh tế sử dụng hình thức và phương tiện của chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Kẻ thù muốn đè bẹp ta về kinh tế thay bằng quân sự, vì vậy ta phải phát triển kinh tế.

Tư tưởng, văn hoá, xã hội: Hồ Chí Minh nêu phải khắc phục sự yếu kém về kiến thức, sự bấp bênh về chính trị, sự trì trệ về kinh tế, lạc hậu về văn hoá… tất cả sẽ dẫn đến những biểu hiện xấu xa, thoái hoá cán bộ, đảng viên… là khe hở chủ nghĩa tư bản dễ dàng lợi dụng. Hồ Chí Minh nhấn mạnh muốn cải tạo xã hội chủ nghĩa thì phải cải tạo chính mình, nếu không có tư tưởng xã hội chủ nghĩa thì không làm việc xã hội chủ nghĩa được. Khắc phục chủ nghĩa cá nhân là bước quan trọng để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có lời giải chi tiết!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:15/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM