Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án trường ĐH Y Dược Huế

Cùng nhau ôn tập và củng cố kiến thức thông qua Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án của trường ĐH Y Dược Huế dưới đây nhé. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích, giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi kết thúc môn đạt kết quả cao. Mời các bạn tham khảo!

Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án trường ĐH Y Dược Huế

Câu 1: Chứng minh sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh là một tất yếu lịch sử.

Trả lời:

Bối cảnh lịch sử lịch sử xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động. 

- Trong nước, khi thực dân Pháp xâm lược, về thực trạng kinh tế xã hội,Việt Nam lúc bấy giờ là một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu nhưng đó là một nước độc lập, chủ quyền. Thế nhưng triều đình phong kiến nhà Nguyễn vì muốn giữ ngai vàng và lợi ích riêng của hoàng tộc đã đầu hàng thực dân Pháp. Với việc nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp hiệp ước Patơnot (6-6-1884), trên thực tế chúng ta đã mất hết thực quyền, chính quyền đã hoàn toàn rơi vào tay thực dân Pháp.

- Thế nhưng điều đó không làm khuất phục được ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến nổ ra trên khắp 3 miền Bắc Trung Nam tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trung Trực, Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thiệt Thuật… nhưng các cuộc đấu tranh đó đều thất bại và bị dìm trong bể máu. Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến không còn phù hợp với hoàn cảnh xu thế thời đại và thực tiễn cách mạng Việt Nam.

- Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Chính sách khai thác thuộc địa này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự chuyển biến và phân hóa sâu sắc, Tầng lớp tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc xuất hiện. Cùng với ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản, các cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc Tràn vào Việt Nam. Lúc này, phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản nổ ra như cuộc đấu tranh của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học.. nhưng tất cả đều thất bại.

- Khi Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên, phong trào cứu nước đầu thế kỷ XX đã lâm vào thời kỳ khó khăn nhất. Trường Đông Kinh nghĩa thục bị đóng cửa (12-1907); cuộc đấu tranh chống thuế của nhân dân Trung Kỳ bị đàn áp (4-1908), căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (01-1909), phong trào Đông Du bị tan rã, Phan Bội Châu và các thanh niên yêu nước bị trục xuất ra khỏi nước Nhật, phong trào Duy Tân thất bại, người bị đưa lên máy bay chém người thì bị đày ra Côn Đảo… Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước một cách sâu sắc, “đen tối như không có đường ra”. Đứng trước tình hình đó, dân tộc Việt Nam cần có một người ưu tú để phất cao ngọn cờ yêu nước, tìm ra con đường cứu nước mới, giải phóng nhân tộc. Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh là người đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết đó của lịch sử.

Bối cảnh Quốc tế:

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị vào lúc lịch sử thế giới đã có những chuyển biến to lớn.

- Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và xác lập phạm vi thống trị trên toàn thế giới. Chúng vừa tranh giành thuộc địa vừa hòa với nhau để nô dịch, đàn áp các cuộc đấu tranh của dân tộc bản xứ.

- Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công, chủ nghĩa xã hội đã được xác lập hiện thực trên thế giới mở ra một thời đại mới – thời đại đưa nhân loại quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chính Nguyễn Ái Quốc nhận xét: “Giống như mặt trời chói lọi. Cách Mạng Tháng Mười chiếu sang khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

- Tháng 3-1919, V.I.Lê Nin thành lập Quốc tế III ( Quốc tế Cộng Sản). Sự ra đời của Quốc tế Cộng Sản đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nhận thức về cách mạng của dân tộc thuộc địa. Từ đây các dân tộc thuộc địa đã có một tổ chức ủng hộ, giúp đỡ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi sự thống trị của chủ nghĩa thực dân để giành độc lập dân tộc.

Câu 2: Trình bày những tiền đề tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam:

Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước luôn đứng đầu trong bảng giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, “là dòng sữa tinh thần nuôi sống dân tộc Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày nay và mãi mãi về sau”. Hồ Chí Minh đã viết “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Có thể nói đây là nét đặc sắc nhất trong hệ giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và tạo động lực to lớn quyết định đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Người. Người nói “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lê Nin, tin theo Quốc tế thứ ba”.

Tinh thần đoàn kết cộng đồng dân tộc tương than tương ái:

Truyền thống này đã đi vào đời sống lao động, trong sản xuất, trong các câu ca dao tục ngữ, trong các truyền thuyết, truyện cổ tích và trở thành một nền tảng tinh thần vững chắc của dân tộc Việt Nam, tạo động lực to lớn để nhân dân ta đoàn kết chiến thắng thiên tai và giặc ngoại xâm giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc.

Truyền thống lạc quan yêu đời:

Tinh thần lạc quan đó là cơ sở từ niềm tin vào sức mạnh của bản than mình, tin vào sự tất thắng của chân lý của chính nghĩa. Hồ Chí Minh chính là hiện thân của truyền thống lạc quan đó.

Dân tộc Việt Nam cần cù, dũng cảm, thông minh, sang tạo trong chiến đấu, trong sản xuất:

Việt Nam là dân tộc ham học hỏi và không ngừng mở rộng cửa để đón nhận tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu, làm sâu sắc thêm nền văn hóa của mình. Trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, nhân dân ta biết chọn lọc tiếp thu, cải biến những cái hay cái tốt, cái đẹp của người thành những giá trị riêng của mình.

Ngoài ra, văn hóa dân tộc Việt Nam còn có những giá trị đặc sắc khác như: tinh thần khoan dung, nhân nghĩa, thủy chung; tinh thần trọng trí thức hiền tài… Hồ Chí Minh là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của những giá trị truyền thống đó.

Tinh hoa văn hóa nhân loại:

Nho giáo: Hồ Chí Minh đã kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Nho giáo, đồng thời phê phán và loại bỏ những mặt tiêu cực trong học thuyết này.

Những mặt tích cực, hợp lý của Nho Giáo mà Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển là:- Những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức cá nhân trong xã hội của Nho Giáo:

Nho giáo đã đề cập đến các phạm trù đạo đức như “tam cương, ngũ thường”; các đức tính cần, kiệm, liêm, chính, trung hiếu,…. Các phạm trù đạo đức này đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển, đồng thời đưa vào đó những nội dung mới để xây dựng đạo đức cách mạng – đạo đức của con người Việt Nam mới.

- Tư tưởng về một xã hội đại đồng của Khổng Tử:

Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Khổng Tử vĩ đại (551 Trước CN) khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản. Ông từng nói: thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ khó không đều”. Chính từ tư tưởng này mà khi lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Hồ Chí Minh đã nhắc lại lời nói của Khổng Tử để căn dặn cán bộ quản lý trong việc thực hiện phân phối sản phẩm lao động trong xã hội: “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng: không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dân không yên”.

- Tư tưởng lấy dân làm gốc:

Trong học thuyết của mình, Khổng Tử còn đề cập đến tư tưởng lấy dân làm gốc mà về sau được Mạnh Tử phát triển thành một mệnh đề hoàn chỉnh: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (Dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng sau, vua còn nhẹ hơn). Tư tưởng này được Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển để xây dựng một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân; đồng thời, tư tưởng lấy dân làm gốc đã làm tỏa sáng tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh. 

- Triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời:

Đó là lý tưởng về một xã hội bình dị; triết lý nhân sinh: tu thân, dưỡng tính, chủ trương từ thiên tử đến thứ dân, ai cũng phải lấy tu thân làm gốc.

- Đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học, đề cao việc học, coi trọng hiền tài…Những mặt tiêu cực hạn chế của Nho giáo mà Hồ Chí Minh đã phê phán và khắc phục

- Nho giáo phân chia xã hội thành những đẳng cấp khác nhau: người tiểu nhân và người quân tử, kẻ lao tâm và người lao lực

- Coi khinh lao động chân tay

- Tư tưởng trọng nam khinh nữ

- Hủ tục lạc hậu, tụt lùi với sự phát triển xã hội.

Phật giáo: Hồ Chí Minh cũng kế thừa những mặt tích cực, hợp lý của Phật giáo và loại bỏ những yếu tố hạn chế.

Về mặt tích cực:

- Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân

- Nếp sông có đạo đức, trong sạch, giản dị.

- Đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, lên án sự phân chia xã hội thành các giai cấp.

- Đề cao lao động dưới mọi hình thức, chống lười biếng.

Về mặt hạn chế:

- Tư tưởng của Phật giáo mang tính duy tâm khó thực hiện.

- Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn: Đó chính là dân sinh, dân quyền và dân quốc, nghĩa là dân tộc thì được độc lập, dân quyền thì được tự do, dân sinh thì được hạnh phúc. Đặc biệt khi Cách Mạng tháng Mười Nga thắng lợi (1917), Tôn Trung Sơn đã chủ trương thân Nga, lien Cộng, phù trợ công-nông. Chính những tư tưởng tiến bộ đó của Tôn Trung Sơn mà Hồ Chí Minh từng khẳng định chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có những điều phù hợp với điều kiện nước ta.

Văn hóa phương Tây:

- Ngay từ khi học ở trường tiểu học Đông Ba rồi vào Trường Quốc Học Huế, Hồ Chí Minh đã làm quen với nền văn hóa Pháp. Người nghiên cứu tư tưởng của những nhà khai sáng Pháp như Rutxo, Mongtetxkio, Vonte, .. đó là những tư tưởng tiến bộ thể hiện trong các tác phẩm Tinh thần pháp luật, Khế ước xã hội hay học thuyết về tam quyền phân lập, cũng như tư tưởng Tự do-Bình đẳng-Bác ái ra đời trong Đại cách mạng Pháp năm 1789.

- Hồ Chí Minh còn nghiên cứu những tư tưởng trong Tuyên ngôn độc lập của Cách mạng Mỹ(1776); Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp (1791). Qua đó Hồ Chí Minh đã nhận thức được tính tất yếu về quyền con người và quyền dân tộc mà 2 cuộc cách mạng đó đã xác lập. Chính những tư tưởng này mà khi viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, Hồ Chí Minh đã mở đầu bằng quyền con người mà 2 bản Tuyên ngôn của cách mạng Mỹ và Pháp xác lập để nâng nó lên thành quyền của dân tộc Việt Nam.

- Hồ Chí Minh hình thành phong cách dân chủ của mình từ cuộc sống thực tiễn. Người học được cách làm việc dân chủ trong các buổi sinh hoạt khoa học ở Câu lạc bộ Phobua, trong sinh hoạt chính trị của Đảng xã hội Pháp.

Chủ nghĩa Mác- Lê Nin

Chủ nghĩa Mac-Lê Nin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận quan trọng góp phần quyết định trực tiếp đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh lấy thế giới quan duy vật biện chứng để xem xét những vấn đề cụ thể của cách mạng Việt Nam:

- Trong hoạt động cách mạng, người luôn lấy thực tiễn để kiểm định chân lý, không tin vào những điều huyền bí, mầu nhiệm mà tin vào sức mạnh của quần chúng nhân dân, tin vào chân lý của khoa học mà sinh thời C.Mac đã nhấn mạnh: phải lấy khoa học thay cho mộng tưởng.

- Người lấy linh hồn của phép biện chứng để xem xét giải quyết mọi vấn đề; tiếp thu và vận dụng sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam

- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận Mac-Lê Nin theo phương pháp nhận thức macxit; vận dụng lập trường quan điểm của Mac-Lê Nin để tự tìm những chủ trương, giải quyết, đối sách phù hợp với hoàn cảnh điều kiện cụ thể của Việt Nam.

- Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mac-Lê Nin xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Người nhắc nhở: Học chủ nghĩa Mac-Lê Nin là phải sống với nhau có tình có lý. Nếu học Chủ nghĩa Mác mà song với nhau không có tình có lý thì không thể gọi là hiểu chủ nghĩa Mác được.

Câu 3: Trình bày nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Trả lời:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh nội dung cốt lõi của vấn đề thuộc địa là độc lập dân tộc.

Hồ Chí Minh tiếp cận quyền dân tộc từ quyền con người được xác lập từ giá trị cách mạng thế giới mang lại- Hồ Chí Minh tiếp cận quyền con người hoàn toàn khác với các học giả tư sản và các nhà tư tưởng của nhân loại, cách tiếp cận của người “hoàn toàn mới mẻ và sâu sắc, quyền con người thống nhất với quyền dân tộc”- Nhận thức về quyền con người của Hồ Chí Minh là sự kế thừa những giá trị tư tưởng trong 2 bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 và của Pháp 1791

Nội dung của độc lập dân tộc:

- Đối với Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập dân tộc, xác lập chủ quyền quốc gia dân tộc là một hành động thống nhất và nhất quán, trước sau như một. Người nói “Độc lập cho dân tộc tôi, tự do cho đồng bào tôi, đó là tất cả những gì tôi biết và tôi làm”-1919, Người thay mặt nhân dân An Nam gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxay để đòi những quyền cơ bản cho dân tộc Việt Nam như quyền bảo đảm về mặt pháp luật, quyền tự do đi lại, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do báo chí, tự do hội hộp, tự do giáo dục… Theo Người đó là những quyền cơ bản nhất mà mỗi dân tộc đều được hưởng.

- Năm 1930, khi sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người chỉ rõ mục tiêu chính trị của Đảng là “đánh đổ chủ nghĩa thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai…làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”.- 1941, khi trở về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Người chủ trì Hội Nghị TW thứ 8 (5/1941) và trong thư kính cáo đồng bào, Người chỉ rõ “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hết thảy” quyền lợi của một số bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự tồn vong, sinh tử của dân tộc. Nếu độc lập không được giải phóng thì không những toàn thể công dân dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, quyền lợi của một số bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được. Từ đó người nêu ra quyết tâm “Dù có phải đốt hết cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

- Khi cách mạng tháng Tám thành công, người tuyên bố cho thế giới biết về khát vọng của dân tộc Việt Nam “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành 1 nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.- 1946, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt Nam lần thứ 2, Người ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong đó khẳng định “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”.-Những tư tưởng đó đã tạo nên chân lý có giá trị lớn nhất cho mọi thời đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”Qua những nội dung cốt lõi của độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta thấy:- Độc lập tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc. Nếu vi phạm đến quyền đó đều sẽ bị đánh trả, những người trong nước vi phạm sẽ bị pháp luật nghiêm trị.

- Độc lập dân tộc phải gắn liền với bình đẳng dân tộc, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc.

- Nền độc lập dân tộc phải được thực thi trong hòa bình tự do. Người kiên quyết lên án độc lập giả hiệu.

- Độc lập phải đảm bảo cơm no, áo ấm, hạnh phúc cho mọi người dân. Bởi vì nếu nước độc lập chẳng có ý nghĩa gì, dân chỉ biết giá trị của độc lập khi được ăn no mặc ấm.

Câu 4: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trả lời: 

Quan điểm của Hồ Chí Minh về các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội:

- Chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân dân lao động thoát khỏi nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no và sống một đời hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội là giải phóng nhân dân lao động khỏi nghèo nàn lạc hậu.

-“Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng,.. làm của chung”

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội không có chế độ người bóc lột người, một xã hội bình đẳng, nghĩa là ai cũng phải lao động và có quyền lao động, “ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, không làm thì không ăn”

- Chủ nghĩa xã hội phải được thiết lập trên nền tảng Đại công nghiệp có khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghiệp nông nghiệp hiện đại. “Cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với sự phát triển khoa học kỹ thuật, với sự phát triển văn hóa của nhân dân”.

- Chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên nền dân chủ mới, xóa bỏ áp bức dân tộc, áp bức giai cấp, thực hiện sự bình đẳng giữa các dân tộc, xích lại gần nhau giữa thành thị và nông thôn, giữa miền ngược và miền xuôi.

Bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Chủ nghĩa xã hội là một chế độ chính trị do nhân dân làm chủ.

Hồ Chí Minh coi nhân dân có môt vị trí tối thượng trong mọi cấu tạo quyền lực. Chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của chính bản thân nhân dân, dựa vào sức mạnh của toàn dân để đưa lại quyền lợi cho nhân dân.

- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao với lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại, dần xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất để thực hiện công hữu về tư liệu sản xuất.

Đó là một xã hội có một nền kinh tế phát triển dựa trên cơ sở năng suất lao đỗngã hội cao, sức sản xuất luôn luôn phát triển trên nền tảng khoa học-kỹ thuật, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại.

- Chủ nghĩa xã hội là chế độ xã hội thực hiện công bằng hợp lý

Đó là một xã hội không còn áp bức, bất công, thực hiện chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và nguyên tắc phân phối theo lao động. Một xã hội công bằng và hợp lý, các dân tộc đều bình đẳng, miền núi được giúp đỡ để kịp miền xuôi, có quan hệ quốc tế tốt đẹp.

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về mặt văn hóa và đạo đức.

Đó là một xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sự đối lập giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển xã hội và tự nhiên.

- Chủ nghĩa xã hội là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. 

Như vậy theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xã hội dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, đạo đức, văn minh, một chế độ xã hội ưu việt nhất trong lịch sử, một xã hội tự do và nhân đạo, phản ánh được nguyện vọng thiết tha của loài người.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn thi môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án trường ĐH Y Dược Huế!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Tư tưởng Hồ Chí Minh có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM