Lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học
Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta ôn lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương Điện học, đó là những kiến thức có liên quan đến cường độ dòng điện, hiệu điện thế, điện trở, công suất, các định luật... Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng tìm hiểu nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu hỏi ôn tập
a) Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó?
Cường độ dòng điện I chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U giữa hai đầu dây dẫn đó .
b) Nếu đặt hiệu điện thế U giữa hai đầu một dây dẫn và I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó thì thương số là giá trị của đại lượng nào đặc trưng cho dây dẫn? Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị này có thay đổi hay không? Vì sao?
-
Thương số là điện trở R của dây dẫn.
-
Khi thay đổi hiệu điện thế U thì giá trị R không thay đổi.
-
Vì điện trở đặc trưng cho mức độ cản trở dòng điện của dây dẫn. Điện trở phụ thuộc vào chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn.
c) Vẽ sơ đồ mạch điện, trong đó có sử dụng ampe kế và vôn kế để xác định điện trở của một dây dẫn.
d) Viết công thức tính điện trở tương đương đối với đoạn mach gồm hai điện trở R1 và điện trở R2: Mắc nối tiếp, mắc song song.
- Trả lời:
-
Mắc nối tiếp: Rtd = R1 + R2
-
Mắc song song: \(\frac{1}{{{R_{t{\rm{d}}}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} \)
e) Hãy cho biết:
- Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài của nó tăng lên ba lần?
-
Khi chiều dài của nó tăng lên 3 lần thì điện trở của dây cũng tăng lên 3 lần
- Điện trở của dây dẫn thay đổi như thế nào khi tiết diện của nó tăng lên bốn lần?
-
Khi tiết diện của nó tăng lên 4 lần thì điện trở của dây sẽ giảm đi 4 lần
- Vì sao dựa vào điện trở suất có thể nói đồng dẫn điện tốt hơn nhôm?
-
Vì Rđồng < Rnhôm
f) Viết đầy đủ các câu dưới đây:
- Biến trở là một điện trở ……………………….và có thể được dùng để …………………………........
-
Có thể thay đổi trị số, điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch.
- Các điện trở dùng trong kỹ thuật có kích thước ……và có trị số được ………………….. hoặc được xác định theo các ……………...................
-
Nhỏ, ghi trên điện trở, vòng màu sơn trên điện trở.
g) Viết đầy đủ các câu dưới đây:
- Số oat ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết ………………………. ……………
-
Công suất định mức của dụng cụ đó.
- Công suất tiêu thụ điện năng của một đoạn mạch bằng tích ……....................
-
Của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện qua nó.
h) Hãy cho biết
- Các dụng cụ điện có tác dụng gì trong việc biến đổi năng lượng? Nêu một số ví dụ.
+ Các dụng cụ điện có tác dụng biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
+ Ví dụ:
-
Điện năng thành nhiệt năng: Mỏ hàn, bàn ủi, ấm, nồi cơm, lò nướng, ….
-
Điện năng thành cơ năng: Quạt, máy bơm nước, ….
-
Điện năng thành quang năng: Đèn dây tóc, đèn LED, đèn ống huỳnh quang, đèn compăc, ...
i) Phát biểu và viết hệ thức của định luật Jun-Lenxơ.
-
Nhiệt lượng tỏa ra ở dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây dẫn và thời gian dòng điện chạy qua.
-
Hệ thức củ định luật: Q = I2Rt
j) Cần phải sử dụng các quy tắc nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
- Một số quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
-
Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế nhỏ hơn 40V.
-
Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện đúng quy định.
-
Phải mắc cầu chì (mắc vào dây nóng) chịu được cường độ dòng điện định mức phù hợp cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch.
-
Khi tiếp xúc với mạng điện gia đình không tùy tiện chạm vào các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
-
Ngắt điện trước khi sửa chữa hay thay các thiết bị điện bị hư hỏng.
-
Khi có người bị điện giật không được chạm vào người đó, phải tìm cách ngắt ngay mạch điện, sơ cấp cứu kịp thời hoặc gọi người cấp cứu.
-
Nối đất cho vỏ kim loại của các dụng cụ điện: Máy giặt, tủ lạnh, …
k) Hãy cho biết
- Vì sao phải sử dụng tiết kiệm điện năng?
-
Sử dụng tiết kiệm năng lượng có những lợi ích sau:
-
Giúp giảm bớt tiền điện gia đình phải trả hằng tháng.
-
Kéo dài tuổi thọ của các dụng cụ dùng điện: Không phải tốn kém khi sửa chữa, mua sắm mới các thiết bị điện khi hư hỏng.
-
Không gây quá tải cho đường dây tải điện trong các giờ cao điểm: Không gây ra các vụ hỏa hoạn do sự cố chập điện.
-
Không phải cắt điện luân phiên gây khó khăn, tổn thất rất lớn về vật chất và tinh thần trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
-
Tiết kiệm một phần điện năng sinh hoạt để phục vụ cho sản xuất, cung cấp cho các vùng miền chưa có điện hoặc cho xuất khẩu điện.
-
Không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
- Có những cách nào để sử dụng tiết kiệm điện năng?
-
Các cách sử dụng tiết kiệm năng lượng :
-
Sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện có công suất hợp lí, vừa đủ mức cần thiết. ( Đèn compăc, đèn LED, …. )
-
Chỉ sử dụng các dụng cụ và thiết bị điện khi cần thiết, gắn bộ phận hẹn giờ (Chế độ tự động tắt tivi, …. ) .
-
Sử dụng các thiết bị có sử dụng các dạng năng lượng từ gió, Mặt Trời, ….. : Máy nước nóng, xe ô tô, máy bay, thuyền, ……
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định tỉ số chiều dài của hai dây dẫn
Hai dây nhôm có cùng tiết diện, một dây dài l1 có điện trở là R1, dây kia có chiều dài l2 có điện trở là R2 thì tỉ số \(\frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4 \) . Vậy tỉ số \(\frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} \) là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Điện trở của dây tỉ lệ với chiều dài nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{l_1}}}{{{l_2}}} = 4\\ \Rightarrow \frac{{{l_2}}}{{{l_1}}} = 0,25 \end{array} \)
2.2. Dạng 2: Xác định điện trở của dây dẫn
Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, tiết diện của dây thứ nhất gấp hai lần tiết diện của dây thứ hai, dây thứ hai có điện trở 8 Ω . Điện trở của dây thứ nhất là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Điện trở tỉ lệ nghịch với tiết diện nên:
\(\begin{array}{l} \frac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = \frac{{{S_2}}}{{{S_1}}}\\ \Rightarrow {R_1} = {R_2}\frac{{{S_2}}}{{{S_1}}} = \frac{{8.1}}{2} = 4\,\Omega \end{array} \)
3. Luyện tâp
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hai bóng đèn mắc nối tiếp rồi mắc vào nguồn điện. Để hai đèn cùng sáng bình thường ta phải chọn hai bóng đèn như thế nào?
Câu 2: Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút là 211200J, hiệu suất của động cơ là 80%. Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là bao nhiêu?
Câu 3: Một dây mayso có điện trở R được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào chậu nước chứa 4 lít nước nhiệt độ 20oC. Sau t phút, nhiệt lượng tỏa ra do hiệu ứng Jun– Len-xơ là 30000 J. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/kg.độ, nhiệt độ nước sau thời gian nói trên có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?
Câu 4: Một dây điện trở R = 200 Ω được mắc vào hiệu điện thế U rồi nhúng vào một ấm nước sau 10 phút nhiệt lượng tỏa ra là 30000 J. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu dây có giá trị là bao nhiêu?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Trong gia đình, các thiết bị đun nóng bằng điện sứ được sử dụng nhiều điện năng nhất. Biện pháp tiết kiệm nào dưới đây là hợp lý nhất?
A. Không sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện.
B. Không đun nấu bằng điện.
C. Chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết.
D. Không đun nấu bằng điện và chỉ sử dụng các thiết bị nung nóng khác như bàn là, máy sấy tóc.
Câu 2: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12 V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6 A. Nếu cường độ dòng điện chạy qua nó là 1 A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là:
A. 12 V
B. 9 V
C. 20 V
D. 18 V
Câu 3: Một dây dẫn dài 120 m được cuốn thành một cuộn dây. Khi đặt một hiệu điện thế 30 V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện qua nó là 125 mA. Mỗi đoạn dây dài 1m sẽ có điện trở là:
A. 1 Ω
B. 2 Ω
C. 3 Ω
D. 4 Ω
Câu 4: Đặt một hiệu điện thế U như nhau vào hai đầu điện trở R1 và R2 biết R2 = 2R1. Nếu hai điện trở R1 và R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện là I = 0,2 A. Nếu mắc hai điện trở R1 và R2 song song vào hiệu điện thế trên thì cường độ dòng điện trong mạch chính là
A. 0,2 A
B. 0,3 A
C. 0,4 A
D. 0,9 A
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ hệ thống được các kiến thức liên quan đến Tổng kết chương I: Điện Học cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 1.
-
Vận dụng được một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Vật lý 9 Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
- doc Lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Lý 9 Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Lý 9 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
- doc Lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Lý 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện