Lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện

Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu? Để trả lời được câu hỏi đó, eLib xin chia sẻ bài học về sự nhiễm từ của sắt, thép và nam châm điện thuộc chương trình SGK Vật lý lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

Lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự nhiễm từ của sắt và thép

  • Sắt, thép, niken, côban và các vật liệu từ khác đặt trong từ trường đều bị nhiễm từ.

  • Trong những điều kiện như nhau, sắt non nhiễm từ mạnh hơn thép. Sau khi đã nhiễm từ, sắt non không giữ được từ tính lâu dài, còn thép thì giữ được từ tính lâu dài.

  • Sỡ dĩ lõi sắt hoặc lõi thép làm tăng tác dụng từ của ống dây vì khi đặt trong từ trường thì lõi sắt, thép bị nhiễm từ và trở thành 1 nam châm nữa.

1.2. Nam châm điện 

- Cấu tạo: Là ống dây có dòng điện chạy qua và trong có lõi sắt.

Nam châm diện

- Cách tăng lực từ của nam châm điện tác dụng lên một vật:

  • Tăng cường độ dòng điện qua ống dây hoặc tăng số vòng của ống dây.

  • Còn có cách khác cho lõi sắt có hình dạng thích hợp,

  • Tăng khối lượng của nam châm

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Muốn nam châm điện mất hết từ tính thì làm thế nào?

Hướng dẫn giải:

Cần ngắt dòng điện đi qua ông dây của nam châm.

Câu 2: Khi chạm mũi chiếc kéo vào đầu thanh nam châm thì sau đó mũi kéo hút được các vụn sắt. Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải:

Vì mũi kéo bị nhiễm từ và trở thành một nam châm. Mặt khác, kéo làm bằng thép nên khi không còn tiếp xúc với nam châm nữa, nó vẫn giữ được từ tính lâu dài.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?

Câu 2: Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

Câu 3: Nam châm điện có cấu tạo gồm những bộ phận nào?

Câu 4: Các nam châm điện được mô tả như hình sau: Hãy cho biết nam châm nào mạnh hơn?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

A. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.

B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

C. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực từ của nam châm điện.

D. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Câu 2: Cách nào để làm tăng lực từ của nam châm điện?

A. Dùng dây dẫn to cuốn ít vòng.

B. Dùng dây dẫn nhỏ cuốn nhiều vòng.

C. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.

D. Tăng đường kính và chiều dài của ống dây.

Câu 3: Khi đặt một thanh sắt non vào trong một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống dây thì:

A. Ngược hướng

B. Vuông góc

C. Cùng hướng

D. Tạo thành một góc 450

Câu 4: Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn cuốn xung quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

Nếu ngắt dòng điện:

A. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường mạnh, có thể hút được sắt, thép…

B. Lõi sắt non có từ tính tạo ra từ trường yếu, không thể hút được sắt, thép…

C. Lõi sắt non không có từ tính, có thể hút được sắt, thép…

D. Lõi sắt non không có từ tính, không thể hút được sắt, thép…

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự nhiễm từ của sắt, thép, nam châm điện cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó,… các em cần phải nắm được: 

  • Hiểu được sự nhiễm từ của sắt và thép.

  • Nắm được đặc điểm của nam châm điện.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM