Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
Bạn Kiên: Cậu dùng loại kính gì hứng ánh sáng mặt trời mà lại đốt cháy được miếng giấy trên sàn như vậy? Bạn Long: Anh tớ bảo đó là thấu kính hội tụ. Bạn Kiên: Thấu kính hội tụ là gì nhỉ? Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thấu kính hội tụ
- Thấu kính hội tụ thường dùng có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
- Mỗi thấu kính đều có trục chính, quang tâm, tiêu điểm và tiêu cự.
-
\(\Delta \) là trục chính.
-
O là quang tâm.
-
F và F’ là các tiêu điểm.
-
Khoảng cách OF = OF’ = f gọi là tiêu cự của thấu kính.
1.2. Đường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ
- Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt:
-
Tia tới song song với trục chính cho tia ló đi qua tiêu điểm F'.
-
Tia tới qua quang tâm O cho tia ló tiếp tục truyền thẳng.
-
Tia tới qua tiêu điểm F cho tia ló song song với trục chính.
1.3. Cách nhận biết thấu kính hội tụ
-
Căn cứ vào: thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa.
-
Căn cứ vào tính chất: một chum tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính. Nếu chiếu chùm ánh sáng mặt trời vào thấu kính, nếu chùm tia ló là hội tụ thì thấu kính đó là thấu kính hội tụ.
* Một số ứng dụng:
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Trên hình 42.6 có vẽ thấu kính hội tụ quang tâm O, trục chính là ∆, hai tiêu điểm F và F', các tia tới 1, 2, 3. Hãy vẽ tia ló của các tia này
Hướng dẫn giải
Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ như sau:
Tia tới đến quang tâm thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Hình vẽ:
Câu 2: Chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính có đặc điểm gì mà người ta gọi thấu kính đó là thấu kính hội tụ?
Hướng dẫn giải
Một chùm tia sáng song song qua thấu kính, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hôi tụ tại một điểm, thấu kính đó được gọi là thấu kính hội tụ.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là bao nhiêu?
Một chùm tia sáng song song qua thấu kính, chùm tia khúc xạ ra khỏi thấu kính hôi tụ tại một điểm, thấu kính đó được gọi là thấu kính hội tụ.Các hình được vẽ cùng tỉ lệ. Hình vẽ nào mô tả tiêu cự của thấu kính hội tụ là lớn nhất?
Câu 3: Cho một thấu kính hội tụ có khoảng cách giữa hai tiêu điểm là 60 cm. Tiêu cự của thấu kính là
Câu 4: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Vật liệu nào không được dùng làm thấu kính?
A. Thủy tinh trong
B. Nhựa trong
C. Nhôm
D. Nước
Câu 2: Chiếu một tia sáng vào một thấu kình hội tụ. Tia ló ra khỏi thấu kính sẽ song song với trục chính, nếu:
A. Tia tới đi qua quang tâm mà không trùng với trục chính.
B. Tia tới đi qua tiêu điểm nằm ở trước thấu kính.
C. Tia tới song song với trục chính.
D. Tia tới bất kì.
Câu 3: Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm
B. song song với trục chính
C. truyền thẳng theo phương của tia tới
D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm
Câu 4: Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
A. phần rìa dày hơn phần giữa.
B. phần rìa mỏng hơn phần giữa.
C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.
D. hình dạng bất kì.
Câu 5: Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
A. chùm tia phản xạ.
B. chùm tia ló hội tụ.
C. chùm tia ló phân kỳ.
D. chùm tia ló song song khác.
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thấu kính hội tụ cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được :
-
Vẽ được ường truyền của một số tia sáng qua thấu kính hội tụ
-
Nắm được cách nhận biết thấu kính hội tụ
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
- doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học