Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
Ánh sáng trắng là gì? Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng những cách nào? Để trả lời các câu hỏi này, eLib xin chia sẻ bài Ánh sáng trắng và ánh sáng màu thuộc chương trình SGK lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu
a) Các nguồn phát ánh sáng trắng
-
Mặt Trời và các đèn có dây tóc nóng sáng (bóng đèn pha của ôtô, xe máy, đèn hùynh quang, bóng đèn pin, đèn compac..v.v.)
Lưu ý: Lúc bình minh và hoàng hôn ánh sáng mặt trời phát ra không phải là ánh sáng trắng.
b) Các nguồn phát ánh sáng màu
- Nguồn sáng màu là nơi tự phát ra ánh sáng màu.
- VD: Đèn led co loại phát ra ánh sáng đỏ, vàng, lục,...
- Bút laze khi họat động phát ra ánh sáng màu đỏ.
b) Cách phân biệt nguồn ánh sáng trắng và nguồn ánh sáng màu
- Có thể tạo ra ánh sáng màu bằng cách chiếu chùm sáng trắng qua tấm lọc màu.
- Dựa vào màu sắc của các nguồn sáng phát ra để phân biệt.
- Dựa vào các nguồn sáng thường gặp:
-
Mặt trời, đèn dây tóc nóng phát sáng ( đèn pha ô tô, xe máy, đèn pin và đèn tròn trong nhà…) là những nguồn phát ra ánh sáng trắng.
-
Các đèn LED, bút laze, các đèn ống phát ra ánh sáng màu…là những nguồn phát ra ánh sáng màu.
1.2. Tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu
C1:
- Chiếu 1 chùm sáng trắng qua 1 tấm lọc màu đỏ " được ánh sáng màu đỏ.
- Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc màu đỏ " được ánh sáng màu đỏ.
- Chiếu 1 chùm sáng đỏ qua 1 tấm lọc màu xanh " không được ánh sáng, ta thấy tối (không có ánh sáng truyền qua).
C2: Trong chùm sáng trắng có a/s màu đỏ, tấm lọc màu đỏ cho a/s đỏ đi qua
- Tấm lọc màu đỏ không hấp thụ a/s màu đỏ nên chiếu chùm sáng trắng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng tấm màu đỏ.
- Tấm lọc màu xanh hấp thụ mạnh a/s có màu khác nên ánh sáng màu đỏ khó đi qua.
Kết luận:
- Tấm lọc màu có thể là một tấm kính màu, giấy bóng kính có màu, tấm nhựa trong có màu hay một lớp nước màu...
- Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ được ánh sáng có màu của tấm lọc.
- Chiếu chùm ánh sáng trắng qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng vẫn có màu đó.
- Chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu đỏ ta được ánh sáng màu đỏ.
- Chiếu ánh sáng màu qua tấm lọc khác nhau sẽ không được ánh sáng màu đó nữa.
- Chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh ta không được ánh sáng đỏ mà thấy tối.
⇒ Nếu chiếu ánh sáng trắng hay ánh sáng màu qua tấm lọc cùng màu ta sẽ được ánh sáng có màu đó. Ánh sáng màu này khó truyền qua tấm lọc màu khác. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ ít ánh sáng có màu đó nhưng hấp thụ nhiều ánh sáng có màu khác.
Lưu ý:
- Nếu sống lâu trong môi trường ánh sáng nhân tạo (ánh sáng màu) sẽ khiến thị lực bị suy giảm. Sức đề kháng của cơ thể giảm sút.
- Tại các thành phố lớn, việc sử dụng quá nhiều đèn màu trang trí đã khiến cho môi trường bị ô nhiễm ánh sáng. Sự ô nhiễm này dẫn đến giảm tầm nhìn, ảnh hưởng đến khả năng quan sát thiên văn. Ngoài ra, chúng còn làm lãng phí điện năng.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra như thế nào ?
Hướng dẫn giải
Ánh sáng đỏ, vàng ở các đèn sau và đèn báo rẽ của xe máy được tạo ra bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua vỏ nhựa màu đỏ hay màu vàng. Các vỏ nhựa này đóng vai trò như các tấm lọc màu.
Câu 2: Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể dùng như dụng cụ nào ở trên?
Hướng dẫn giải
Một bể nước nhỏ (như bể cá cảnh) có các thành bên trong suốt đựng nước pha mực đỏ có thể coi là một tấm lọc màu đỏ.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Ta thu được ánh sáng màu gì khi làm thí nghiệm sau?
a. Chiếu một chùm ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu đỏ.
b. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu đỏ.
c. Chiếu một chùm ánh sáng đỏ qua một tấm lọc màu xanh.
Câu 2: Chiếu lần lượt một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh qua một tấm lọc màu xanh. Các chùm ánh sáng đi qua tấm lọc có màu gì?
Câu 3: Dùng một bể nước nhỏ có các thành bên trong suốt đựng nước có pha mực đỏ, sau đó dùng đèn pin chiếu một chùm ánh sáng xuyên qua hai thành đối diện của bể nước thì ánh sáng xuyên qua bể nước có màu gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi chiếu chùm ánh sáng đỏ qua tấm lọc màu xanh, ở phía sau tấm lọc:
A. ta thu được ánh sáng màu đỏ.
B. ta thu được ánh sáng màu xanh.
C. tối (không có ánh sáng truyền qua).
D. ta thu được ánh sáng trắng.
Câu 2: Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu:
A. đỏ
B. vàng
C. tím
D. trắng
Câu 3: Chọn phát biểu đúng
A. Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng.
B. Bút laze khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh.
C. Ánh sáng do đèn pha ô tô phát ra là ánh sáng vàng.
D. Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng.
Câu 4: Các nguồn phát ánh sáng trắng là:
A. mặt trời, đèn pha ô tô
B. nguồn phát tia laze
C. đèn LED
D. đèn ống dùng trong trang trí
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Ánh sáng trắng và ánh sáng màu cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Nắm được nguồn phát ánh sáng trắng và nguồn phát ánh sáng màu.
-
Biết cách tạo ánh sáng màu bằng các tấm lọc màu.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
- doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học