Lý 9 Bài 56: Các tác dụng của ánh sáng
Bạn Hòa: Mình ánh sáng chiếu vào các vật có làm các vật bị biến đổi không? Bạn Bình: Mình không thấy có sự biến đổi nào cả. Bạn Hòa: có đấy! Cậu không chú ý đó thôi! Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tác dụng nhiệt của ánh sáng
- Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng. Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.
- Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng, các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
- Ứng dụng: Làm muối, phơi quần áo, phơi lúa...
1.2. Tác dụng sinh học của ánh sáng
-
Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở các sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.
-
Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho cơ thể sinh vật.
C4: Hãy nêu ví dụ về tác dụng của ánh sáng đối với cây cối.
-
Cây cối thường mọc vươn ra chỗ có ánh sáng mặt trời giúp cây quang hợp.
C5: Nêu tác dụng của ánh sáng với con người và môi trường mà em biết ?
-
Tổng hợp vitamin D giúp phát triển hệ xương (tốt nhất vào lúc trước 9h sáng và sau 16h chiều), ...
-
Tia tử ngoại (đặc biệt giữa trưa) có thể gây mù lòa, ung thư da, ...
-
Khử khuẩn trong không khí và trong nước.
1.3. Tác dụng quang điện của ánh sáng
a) Pin mặt trời:
-
Pin mặt trời là một nguồn điện có thể phát ra điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.
-
Một số dụng cụ chạy bằng pin mặt trời:
-
Máy bỏ túi, vệ tinh nhân tạo, máy bay, ô tô, đồ chơi trẻ em…
C7: Muốn cho pin phát điện phải có điều kiện gì? Khi pin hoạt động nó có nóng lên không? Như vậy pin hoạt động được có phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng không?
-
Muốn pin hoạt động phải có ánh sáng chiếu vào nó, khi hoạt động nó không nóng lên. Như vậy pin hoạt động không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
b) Tác dụng quang điện của ánh sáng:
-
Tác dụng quang điện của ánh sáng lên pin quang điện là tác dụng quang điện.
-
Một số ứng dụng của pin Mặt trời vào đời sống, kĩ thuật: máy bay, oto, điện thoại, máy tính,....
Ghi nhớ:
-
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều đó chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.
-
Trong các tác dụng nói trên, năng lượng của ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác.
-
Năng lượng mặt trời là năng lượng sạch và vô tận, là nguồn năng lượng trong tương lai
-
Một số ứng dụng: Sản xuất muối, sản xuất điện, phơi nông sản…
-
Tác dụng nhiệt, ví dụ: làm nóng vật
-
Tác dụng sinh học, ví dụ: giúp cây quang hợp
-
Tác dụng quang điện, sản xuất điện
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tại sao về mùa đông nên mặc quần áo màu tối, còn về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng ?
Hướng dẫn giải
Về mùa đông nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều năng lượng của ánh sáng Mặt Trời và sưởi ấm cho cơ thể.
Về mùa hè nên mặc quần áo màu sáng để nó hấp thụ ít năng lượng của ánh sáng Mặt Trời, giảm được sự nóng bức khi ta đi ngoài nắng.
Câu 2: Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có điều kiện gì ? Khi pin hoạt động, nó có nóng lên không? Như vậy, pin hoạt động được có phải do tác dụng của ánh sáng hay không?
Hướng dẫn giải
Muốn cho pin Mặt Trời phát điện phải có ánh sáng chiếu vào pin. Khi pin hoạt động thì nó không nóng lên, hoặc nóng lên không đáng kể. Do đó, pin hoạt động được không phải do tác dụng nhiệt của ánh sáng.
Muốn khẳng định kết luận này thì ta đem pin vào chỗ tối lờ mờ rồi áp tay vào pin cho nó nóng lên hơn cả lúc chiếu sáng vào nó, thế mà nó vẫn không hoạt động.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?
Câu 2: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?
Câu 3: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Chọn phương án sai
Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:
A. Phơi quần áo
B. Làm muối
C. Sưởi ấm về mùa đông
D. Quang hợp của cây
Câu 2: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối
A. hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.
B. hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.
C. tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.
D. tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.
Câu 3: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành
A. điện năng
B. nhiệt năng
C. cơ năng
D. hóa năng
Câu 4: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
A. Tác dụng nhiệt
B. Tác dụng quang điện
C. Tác dụng từ
D. Tác dụng sinh học
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Các tác dụng của ánh sáng cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Nắm được ánh sáng có những tác dụng nào. Mỗi tác dụng nêu được 1 ví dụ minh họa.
-
So sánh được các nguồn năng lượng hóa thạch, năng lượng hạt nhân với năng lượng ánh sáng Mặt Trời theo các tiêu chí : tiềm năng, tác động đến môi trường. Từ đó em hãy đề xuất về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong tương lai?
-
Nêu được những ứng dụng của việc sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời hiện nay vào đời sống và kĩ thuật?
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
- doc Lý 9 Bài 41: Quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ
- doc Lý 9 Bài 42: Thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 44: Thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
- doc Lý 9 Bài 46: Thực hành: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
- doc Lý 9 Bài 47: Sự tạo ảnh trong máy ảnh
- doc Lý 9 Bài 48: Mắt
- doc Lý 9 Bài 49: Mắt cận và mắt lão
- doc Lý 9 Bài 50: Kính lúp
- doc Lý 9 Bài 51: Bài tập quang hình học
- doc Lý 9 Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng
- doc Lý 9 Bài 54: Sự trộn các ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu
- doc Lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD
- doc Lý 9 Bài 58: Tổng kết chương III Quang Học