Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách SBT Địa lí 8 Bài 11 Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây, mời các bạn tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á

1. Giải bài 1 trang 30 SBT Địa lí 8

 Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Diện tích, dân số một số khu vực châu Á (năm 2008)

Em hãy:

a) Tính mật độ dân số các khu vực của châu Á năm 2008 và ghi vào cột Mật độ ở bảng trên.

b) Vẽ biểu đồ so sánh mật độ dân số của một số khu vực châu Á theo gợi ý dưới đây.

c) Qua biểu đồ trên, em rút ra được những nhận xét gì?

Phương pháp giải

a) Để tính mật độ dân số các khu vực của châu Á năm 2008, ta sử dụng công thức:

Mật độ dân số = (dân số) / (diện tích)

b) Dựa vào số liệu về mật độ dân số đã xử lí để vẽ biểu đồ theo yêu cầu đề bài.

c) Dựa vào số liệu và biểu đồ đã vẽ để so sánh mật độ để cho thấy sự chênh lệch dân số của các khu vực ở Châu Á:

- Nam Á có mật độ dân số cao nhất

- Đứng thứ 2 là khu vực Tây Nam Á , tiếp đến là Đông Á và Đông Nam Á 

Gợi ý trả lời

a) Mật độ dân số các khu vực của châu Á năm 2008:

b) Vẽ biểu đồ

c) Nhận xét:

Mật độ dân số giữa các khu vực có sự chênh lệch nhau lớn:

- Nam Á có mật độ dân số cao nhất (338 người/km2), gấp 22,5 lần khu vực có mật độ dân số thấp nhất là Trung Á (15 người/km2).

- Đứng thứ 2 là khu vực Tây Nam Á (147 người/km2), tiếp đến là Đông Á (133 người/km2) và Đông Nam Á (130 người/km2).

⇒ Khu vực đông dân là nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi (địa hình, khí hậu, sông ngòi), tài nguyên giàu có (dầu mỏ, kim cương…). Khu vực thưa dân nằm sâu trong nội địa, khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

2. Giải bài 2 trang 31 SBT Địa lí 8

Nối ô chữ bên trái (A) với những ô chữ thích hợp ở bên phải (B) để nêu rõ những khó khăn về KT – XH của Nam Á khi phát triển kinh tế.

Phương pháp giải

Để chỉ ra những khó khăn của Nam Á trong việc phát triển kinh tế- xã hội dựa vào kiến thức về

- Lịch sử của Nam Á

- Đặc điểm dân tộc

- Tôn giáo

- Khí hậu 

Gợi ý trả lời

3. Giải bài 3 trang 31 SBT Địa lí 8

Ghi chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ( . . .) trước các câu sau:

(....) a) Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

(....) b) Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, nhiều ngành đạt trình độ cao; giá trị sản lương công nghiệp đứng hàng thứ 10 thế giới.

(....) c) Nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

(....) d) Nền kinh tế Ấn Độ đứng hàng đầu khu vực Nam Á và thế giới.

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm tình hình nền kinh tế Ấn Độ để xác định những nhận định trên đúng hay sai.

Gợi ý trả lời

(..Đ..) a) Ấn Độ là nước lớn nhất, đông dân nhất và có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Nam Á.

(..Đ..) b) Ấn Độ đã xây dựng được một nền công nghiệp hiện đại, nhiều ngành đạt trình độ cao; giá trị sản lương công nghiệp đứng hàng thứ 10 thế giới.

(..Đ..) c) Nền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu lớn, đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.

(..S..) d) Nền kinh tế Ấn Độ đứng hàng đầu khu vực Nam Á và thế giới.

4. Giải bài 4 trang 32 SBT Địa lí 8

Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ qua các năm

a, Vẽ biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995, 1999 và năm 2007.
b, Qua biểu đồ, nêu nhận xét về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Ấn Độ. Sự chuyển dịch đó phản ánh xu hướng phát triển kinh tế của Ấn Độ như thế nào?

Phương pháp giải

a) Dựa vào tỉ trọng trong cơ cấu GDP qua các năm để vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995, 1999 và năm 2007.

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét:

- Giảm tỉ trọng nông –lâm –ngư nghiệp

- Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng

- Ngành dịch vụ tăng nhanh

Gợi ý trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu GDP của Ấn Độ các năm 1995, 1999 và năm 2007

b) Nhận xét:

Trong giai đoạn 1995 – 2007, cơ cấu các ngành kinh tế Ấn Đố có sự thay đổi theo hướng:

- Giảm tỉ trọng nông –lâm –ngư nghiệp (từ 28,4% xuống 17,8%)

- Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng (27,1% lên 29,4%)

- Ngành dịch vụ cũng tăng nhanh (từ 44,5% lên 52,8%).

⇒ Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, phản ánh sự phát triển kinh tế ngày càng cao của Ấn Độ, đặc biệt là nền công nghiệp hiện đại.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM