Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 11 bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 11 Bài 24: Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Giải bài 1 trang 153 SGK Lịch sử 11

Nêu những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Phương pháp giải

Từ nội dung tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) được trình bày ở SGK Lịch sử 11 trang 146-148 để phân tích những biến động về mặt kinh tế, xã hội ở Việt Nam

Gợi ý trả lời

* Về kinh tế:

- Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp thi hành chính sách cướp bóc ráo riết về kinh tế. Kinh tế Việt Nam chuyển sang hướng phục vụ cho Pháp tiến hành chiến tranh.

- Nông nghiệp: từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn.

- Công thương nghiệp: thực dân Pháp thực hiện chính sách nới lỏng độc quyền, một số xí nghiệp của người Việt được mở rộng thêm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh mới ra đời.

* Về xã hội:

- Giai cấp nông dân: đời sống ngày càng bị bần cùng hoá, lực lượng lao động giảm sút do chính sách bắt lính của thực dân Pháp.

- Giai cấp công nhân: tăng thêm về số lượng do các cơ sở sản xuất được mở rộng (17 000 người).

- Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản: được hình thành. Do chính sách nới lỏng độc quyền của Pháp tạo điều kiện cho tư sản Việt Nam vươn lên, tư sản một số ngành đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp. Tầng lớp tiểu tư sản tăng lên về số lượng.

2. Giải bài 2 trang 153 SGK Lịch sử 11

Điểm lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung SGK Lịch sử 11 trang 146-148 về phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh thế giới thứ nhất để phân tích đánh giá các phong trào tiêu biểu trên các phương diện: lãnh đạo, lực lượng, địa bài, hoạt động chính và kết quả

Gợi ý trả lời

* Việt Nam Quang phục hội:

- Lãnh đạo: Phan Bội Châu

- Lực lượng: Công nhân, viên chức hỏa xa tuyến Hải Phòng -Vân Nam

- Hoạt động:

  • Tấn công các đồn binh Pháp ở Cao Bằng, Phú Thọ, Nho Quan, Móng Cái...
  • Phá nhà ngục Lao Bảo.

- Kết quả - Ý nghĩa: Thất bại và tan rã năm 1916.

Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân (1916)

- Lãnh đạo: Vua Duy Tân, Thái Phiên và Trần Cao Vân 

- Lực lượng: Nhân dân và binh lính ở Trung Kì 

- Hoạt động: Dự định phối hợp với binh lính Việt, chủ yếu ở miền Trung nổi dậy khởi nghĩa nhưng thất bại. 

- Kết quả - Ý nghĩa: Cả ba ông bị bắt

Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên

- Lãnh đạo: Trịnh Văn Cấn và Lương Ngọc Quyến

- Lực lượng:  Tù chính trị và binh lính người Việt

- Hoạt động: Đêm 30 rạng 31.08.1817, qưân khởi nghĩa kiểm soát toàn bộ thị xã (trừ trại lính Pháp), giương cờ “Nam binh phục quốc”, phát hịch tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt quốc hiệu là Đại Hùng, vạch tội ác của giặc Pháp, kêu gọi khôi phục nền độc lập của đất nước

- Kết quả - Ý nghĩa: Pháp đưa 2000 lính đán áp. nghĩa quân chiến đấu anh dũng trong 6 tháng thì thất bại

Phong trào Hội kín ở Nam Kỳ

- Lãnh đạo: Phan Xích Long 

- Lực lượng: Chủ yếu là nông dân ở Nam Kì 

- Hoạt động: Phát triển rầm rộ ở miền Nam. Đáng chú ý nhất là vụ đột nhập vào Sài Gòn, mưu phá khám lớn để cứu Phan Xích Long 

- Kết quả - Ý nghĩa: Thất bại vì thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến

Những cuộc khởi nghĩa vũ trang của đồng bào các dân tộc thiểu số

- Lãnh đạo: Thủ lĩnh các dân tộc ít người (Giàng Tả Chay, Nơ-trang Lơng)

- Lực lượng: Dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên

- Hoạt động: 

  • Từ năm 1914 – 1915: khởi nghĩa của người Thái ở Tây Bắc.
  • Năm 1918, người Mông ở Lai Châu khởi nghĩa
  • Từ năm 1918 - 1919, ở Đông Bắc, binh lính đồn Bình Liêu nổi dậy, lôi cuốn đông đảo các dân tộc Nùng, Dao...
  • Ở Tây Nguyên, lớn nhất là khởi nghĩa của đồng bào Mơ-nông do Nơ-trang Lơng chỉ huy, dài hơn 20 năm.

- Kết quả - Ý nghĩa: Tất cả đều thất bại nhưng đã góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

3. Giải bài 3 trang 153 SGK Lịch sử 11

Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức đã học về sự phát triển, biến động về kinh tế xã hội cũng như các phòng trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) để phân tích, lí giải.

Gợi ý trả lời

Nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo, vì:

- Các phong trào diễn ra rất sôi nổi, dưới nhiều hình thức, theo các khuynh hướng: phong kiến và dân chủ tư sản. Tuy nhiên, các phong trào đều diễn ra lẻ tẻ, không thống nhất và không giành được thắng lợi. Chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn bế tắc về đường lối.

- Phong trào cách mạng Việt Nam chưa tìm ra được một giai cấp có đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp đưa cách mạng đến thành công. Điều đó phản ánh cách mạng Việt Nam đang bế tắc về giai cấp lãnh đạo.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM