Bệnh da sần vỏ cam - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Da sần vỏ cam là tình trạng da có bề ngoài lồi lõm, thường ảnh hưởng đến mông và đùi nhưng cũng có thể xảy ra ở những vùng khác. Tên gọi chung của da sần vỏ cam là cellulite, da phô mai, tổn thương đá lá và hiện tượng tấm nệm. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh da sần vỏ cam - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Da sần vỏ cam là bệnh gì?

Da sần vỏ cam là tình trạng da có bề ngoài lồi lõm, thường ảnh hưởng đến mông và đùi nhưng cũng có thể xảy ra ở những vùng khác. Tên gọi chung của da sần vỏ cam là cellulite, da phô mai, tổn thương đá lá và hiện tượng tấm nệm.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của da sần vỏ cam là gì?

Da sần vỏ cam trông giống như là da bị lún xuống hoặc gập ghềnh. Đôi khi, nó được mô tả như là kết cấu của miếng phô mai hay vỏ cam.

Bạn có thể nhìn thấy da sần vỏ cam nhẹ nếu da lồi lõm ở bắp đùi của bạn. Mức độ da sần vỏ cam nghiêm trọng hơn sẽ làm cho da xuất hiện nếp nhăn và gập ghềnh với các vùng lồi cao và lõm sâu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra da sần vỏ cam?

Nguyên nhân gây ra da sần vỏ cam ít được biết đến, thường liên quan đến các sợi kết nối giữa da, chất béo nằm giữa và cơ dưới. Khi các tế bào mỡ tích tụ, chúng làm nha nhô lên cơ bị trùng xuống. Điều này làm da bị nhấp nhô.

4. Nguy cơ mắc phải

Da sần vỏ cam phổ biến như thế nào?

Da sần vỏ cam có thể ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới nhưng phổ biến hơn ở nữ giới do sự phân bố khác nhau của chất béo, cơ và mô liên kết.

Khoảng 80 đến 90% phụ nữ có thể bị da sần vỏ cam tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc da sần vỏ cam?

Da sần vỏ cam phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Trên thực tế, hầu hết phụ nữ bị da sần vỏ cam sau tuổi dậy thì. Điều này là do chất béo của phụ nữ thường phân bố ở đùi, hông và mông – các vùng thường có tình trạng da sần. Da sần vỏ cam cũng phổ biến hơn khi bạn bị lão hóa, lúc này da mất độ đàn hồi.

Tăng cân có thể làm cho tình trạng da sần vỏ cam dễ nhận thấy hơn, nhưng một số người gầy cũng bị da lồi lõm. Một nguy cơ khác gây ra tình trạng này là di truyền, nếu trong gia đình bạn có người bị da sần vỏ cam, bạn cũng có thể mắc tình trạng này. Các nguy cơ khác bao gồm ít vận động hoặc mang thai cũng có thể làm da bị sần sùi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán da sần vỏ cam?

Có các xét nghiệm chẩn đoán có sẵn (ví dụ: siêu âm) có thể phát hiện ra tình trạng da sần vỏ cam và xác định mức độ của bệnh. Tuy nhiên, các xét nghiệm này thường không cần thiết. Da sần vỏ cam có thể được chẩn đoán bằng cách cấu hoặc cuộn da ở vùng bị ảnh hưởng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị da sần vỏ cam?

Có rất nhiều cách giúp điều trị da sần vỏ cam, từ những thay đổi về chế độ ăn uống đến các loại kem điều trị cũng như các phương pháp điều trị cơ học. Một số phương pháp điều trị bao gồm:

Methylxanthine: methylxanthine là một nhóm các hóa chất bao gồm aminophylline, caffeine và theophylline. Các hóa chất này có trong nhiều loại kem điều trị da sần vỏ cam và được quảng cáo như là phương pháp trị liệu vì chúng có khả năng phá vỡ các chất béo dự trữ. Tuy nhiên, các loại kem cho da không thể cung cấp nồng độ đạt yêu cầu để làm suy giảm chất béo đáng kể. Mặc dù các nghiên cứu cho thấy vòng đùi khi dùng một số các chế phẩm này có thể thu nhỏ, nhưng chúng không làm giảm đáng kể da sần vỏ cam. Thực phẩm bổ sung: một số sản phẩm này đã được quảng cáo có chứa nhiều thành phần như ginkgo biloba, cỏ ba lá ngọt, bioflavinoid hạt nho, chất chiết xuất từ ​​tảo bẹ, dầu hoa anh thảo, dầu cá và lecithin đậu nành. Các chế phẩm này có tác dụng tích cực lên cơ thể như thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện tuần hoàn, bảo vệ cơ thể chống lại sự phá hủy tế bào và đốt cháy chất béo. Tuy nhiên, không có nghiên cứu lâm sàng hợp lệ nào để ủng hộ cho việc sử dụng các chất bổ sung này để điều trị da sần vỏ cam. Các nghiên cứu được tiến hành đã không chứng minh được bất kỳ giá trị nào của những chất bổ sung, mặc khác còn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ hoặc có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định. Ví dụ như Cellasene có chứa iod mà nhiều bác sĩ cảnh báo có thể gây hại cho những người bị bệnh tuyến giáp và các tình trạng khác. Trị liệu xoa bóp: một số phương pháp rị liệu có thể tạm thời làm giảm sự xuất hiện của da sần vỏ cam. Điều trị bằng laser, ánh sáng hoặc tần số vô tuyến: một số thiết bị điều trị ánh sáng kết hợp với phương pháp hút hoặc xoa bóp bằng liệu pháp ánh sáng để làm giảm tạm thời sự xuất hiện của da sần vỏ cam. Thông thường, điều trị laser / xoa bóp thậm chí còn tốn kém hơn các phương pháp trị liệu xoa bóp thông thường Liệu pháp trung gian: liệu pháp trung gian bao gồm tiêm thuốc hoặc các chất khác trực tiếp vào mô bị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tác dụng của nó. Collagenase: collagenase là một enzyme tự nhiên xuất hiện trong cơ thể làm phân hủy collagen, một thành phần của mô liên kết (các mô kết hợp các tế bào của chúng ta với nhau). Một số nghiên cứu cho rằng việc tiêm enzyme này có thể mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sự xuất hiện của da sần vỏ cam, nhưng những ảnh hưởng lâu dài vẫn chưa được xác định. Chế độ ăn uống: các chế độ ăn “đặc biệt” đã được đề xuất để làm giảm viêm và cải thiện lưu thông ở các vùng bị ảnh hưởng do đó giúp làm giảm da sần vỏ cam. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào được công bố trong các tài liệu y tế ủng hộ cho các tuyên bố này. Các chuyên gia đã kết luận rằng một chế độ ăn lành mạnh có thể làm giảm ứ dịch, cải thiện sức khoẻ tổng quát và vẻ ngoài của da nhưng không làm giảm tình trạng da sần Kem retinol: sử dụng kem retinol (sản phẩm được sử dụng để chống nhăn trên da mặt) hai lần mỗi ngày để làm giảm da sần sau sáu tháng sử dụng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của da sần vỏ cam?

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với da sần vỏ cam:

Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh để tránh bị da sần vỏ cam. Tránh ăn những thức ăn có đường, cholesterol và chất béo bão hòa. Mát-xa da bằng bông tắm có thể ngăn ngừa sự hình thành của da sần vỏ cam bằng cách kích thích bạch huyết và lưu lượng máu cũng như loại bỏ các tế bào da chết. Tránh làm ngộ độc cho cơ thể bạn bằng những thứ như đồ uống có cồn, thuốc lá và các thuốc bất hợp pháp. Những độc tố có hại này có thể làm chậm hoặc gây tổn thương gan và thận, điều này sẽ làm chậm khả năng loại bỏ các chất thải của cơ thể và hình thành da sần vỏ cam. Xoa bóp toàn thân ít nhất một đến hai lần một tuần để tránh bị hình thành da sần vỏ cam. Xoa bóp cơ thể thường xuyên không chỉ làm thư giãn mà còn ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo từ da sần cũng như giảm sự xuất hiện của da sần vỏ cam. Tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày để đốt mỡ và tránh sự phát triển của da sần. Cùng với chế độ ăn uống lành mạnh, các bài tập như đi xe đạp, chạy bộ, đi bộ và thể dục nhịp điệu có thể giúp loại bỏ chất béo ở khắp cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh da sần vỏ cam, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM